Du học Nhật Bản
Xuất khẩu Du học Việt gửi đến bạn cẩm nang MIỄN PHÍ uy tín, toàn diện cho việc đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm, tự túc. Cập nhật thông tin mới nhất 2020!
I. BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ DU HỌC NHẬT BẢN?
1. Điều kiện du học Nhật Bản
2. Thời gian xuất cảnh
3. Loại học bổng du học Nhật Bản
4. Đặc điểm các trường tại Nhật Bản
5. Lựa chọn ngành gì khi đi du học
6. Công việc khi đi du học
7. Những lý do nên đi du học
II. GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC TỪ HỌC VIÊN
1. Chưa biết tiếng Nhật có đi được không?
2. Học tiếng Nhật khó không?
3. Nhật có chương trình học bằng tiếng anh không?
4. Du học Nhật có cần chứng minh tài chính không?
5. Du học Nhật có cần khám sức khỏe không?
6. Những loại học bổng cho du học sinh
7. Hành lý khi đi du học Nhật Bản
III. CHIA SẺ KINH NGHIỆM DU HỌC NHẬT TỪ DU HỌC SINH VIỆT
1. Khó khăn có thể gặp phải khi đi du học tại Nhật Bản
2. Tình trạng “SỐC VĂN HÓA”
3. Cách chi tiêu hợp lý khi đi du học
4. Cách tiếp thu kiến thức nhanh nhất
5. Kinh nghiệm xin việc làm lương cao tại Nhật Bản
IV. VIỆC LỰA CHỌN ĐỊA CHỈ ĐĂNG KÝ DU HỌC QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?
1. Nhận diện trung tâm lừa đảo và không uy tín
2. Làm thế nào để chọn được trung tâm tư vấn du học uy tín
3. Công ty cổ phần tập đoàn xuất khẩu du học Việt
I. BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ DU HỌC NHẬT BẢN ?
1. ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC KHI ĐI DU HỌC NHẬT BẢN
Điều kiện du học Nhật Bản 2020
VỀ ĐIỀU KIỆN
Độ tuổi phù hợp: Người đủ 18 tuổi, đã tốt nghiệp phổ thông trung học tại Việt Nam, hoặc trình độ tương đương phổ thông trung học 12 năm ở nước ngoài. Du học Nhật Bản không giới hạn độ tuổi đối với người đi học. Các bạn đăng ký du học Nhật Bản tối thiểu phải tốt nghiệp cấp 3.
Yêu cầu về sức khỏe: Không mắc bệnh truyền nhiễm như: Lao phổi, HIV, H5N1, H7N9, Giang mai, lậu… Khi làm thủ tục phải đi khám sức khỏe ở các bệnh viện được cấp phép.
Yêu cầu về pháp lý: Không bị cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam. Không bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản. Không có tiền án tiền sự ở Việt Nam.
Trình độ tiếng Nhật: Ngoài thời gian học tại trường Nhật Bản, các bạn còn phải tự sinh hoạt. Do đó, các bạn cần có trình độ tiếng Nhật sơ cấp để không gặp khó khăn ngoài giờ học ở trường.
Điều kiện về tài chính: Để có thể du học Nhật Bản, đặc biệt trong trường hợp du học theo diện tự túc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ về mặt tài chính. Tùy vào trường và chương trình học bạn lựa chọn, điều kiện tài chính sẽ khác nhau.
Du học Nhật Bản có cần khám sức khỏe không?
VỀ THỦ TỤC
GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ
Giấy tờ photo đều phải photo trên giấy A4 và trên 1 mặt giấy và tất cả các bản công chứng phải mới làm trong vòng 3 tháng trở lại đây. Các thông tin: họ tên (kể cả tên đệm), ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, số CMT, ngày cấp nơi cấp CMT…của tất cả các thành viên gia đình
- Ảnh 3x4 (10 chiếc) và 4,5 x 4,5 (2 chiếc), 4x6 (2 chiếc), chụp nền trắng, áo trắng mới chụp trong vòng 3 tháng và chưa sử dụng ở hồ sơ nào khác
- Học bạ cấp 3 đối với học sinh tốt nghiệp cấp 3 và bảng điểm đối với sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, gồm 3 bản photo công chứng kèm bản gốc. Lưu ý: Nếu học liên thông thì phải nộp cả bằng và bảng điểm của các cấp dưới gồm cả bản photo và bản gốc. Nếu chỉ tốt nghiệp Trung cấp, trường Nghề (khóa 2 năm) thì phải nộp cả bằng tốt nghiệp và học bạ cấp 3.
- Bằng tốt nghiệp: bằng cấp 3 hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp cấp 3 hoặc giấy xác nhận sinh viên đối với sinh viên đang học hoặc có thể là bằng tốt nghiệp (SV đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học). Nếu học liên thông thì phải nộp cả Bằng và Bảng điểm của các cấp dưới (3 Bản photo công chứng + Bản gốc). Nếu chỉ tốt nghiệp Trung cấp, trường Nghề (khóa 2 năm) thì phải nộp cả bằng tốt nghiệp + Học bạ cấp 3 (3 Bản photo công chứng + Bản gốc)
- Giấy khai sinh: Số lượng: 2, ghi chú: Bản photo công chứng: phải có số hiệu, số quyển ở góc phải trên cùng
- CMND của học sinh: Số lượng: 2, ghi chú: Bản photo công chứng: phải rõ mặt, rõ số và thời hạn cấp CMT không quá 15 năm. Nếu gặp phải các vấn đề trên đây thì phải xin cấp lại CMT mới bổ sung ngay.
- CMND của người bảo lãnh: ưu tiên bố hoặc mẹ, các trường hợp khác: anh chị em ruột của học sinh hoặc anh chị em ruột của bố mẹ. Số lượng: 2 bản, chú ý: Bản photo công chứng phải rõ mặt, rõ số và thời hạn cấp CMT không quá 15 năm. Nếu gặp phải các vấn đề trên đây thì phải xin cấp lại CMT mới bổ sung ngay.
- Hộ khẩu có thông tin học sinh
Nếu người bảo lãnh không chung hộ khẩu với học sinh, phải nộp cả Hộ khẩu người bảo lãnh, số lượng: 2 và bản photo phải công chứng
Giấy tờ người bảo lãnh:
+ Đối với hộ kinh doanh riêng: phải có giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần đây.
+ Đối với CNVC: Giấy xác nhận bảng lương (bổ sung: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất của công ty, cơ quan đang làm việc).
+ Đối với hộ làm nông nghiệp: phải có sổ đỏ nhà đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất. Số lượng: Mỗi loại 3 bản và phải công chứng.
Lưu ý: giấy xác nhận bảng lương của công ty phải có thông tin đầy đủ: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế
- Hộ chiếu: Số lượng 1 bản gốc (có thể nộp bổ sung sau, nhưng phải sớm hơn ít nhất 2 tháng trước thời điểm dự định xuất cảnh)
- Giấy xác nhận công việc học sinh (nếu đã từng đi làm): Số lượng: 3 bản gốc do công ty bạn đã làm ký, đóng dấu ghi rõ làm từ tháng/năm nào đến tháng/năm nào.
- Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật như: JLPT, NAT-TEST, TOPJ, JTEST, …cấp độ N1~5 (Nếu có), số lượng: 2 bản gốc Bằng + bảng điểm chi tiết đi kèm
2. ĐỦ ĐIỀU KIỆN DU HỌC NHẬT BẢN RỒI THÌ KHI NÀO NHẬN ĐƯỢC KẾT QUẢ?
Sở nhập cảnh Nhật Bản sẽ thông báo và gửi Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản cho các trường vào trước 2 tháng của mỗi kỳ nhập học. Cụ thể: nếu du học sinh nhập học vào tháng 1 thì tháng 12 sẽ nhận được giấy báo, nhập học vào tháng 4 thì tháng 2 sẽ nhận được giấy báo, nhập học vào tháng 7 thì tháng 5 sẽ nhận được giấy báo và nhập học vào tháng 10 thì tháng 8 sẽ nhận được giấy báo.
Ngoài những điều kiện trên, bạn cũng cần đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, nhân thân tốt, đồng thời chưa từng xin thị thực du học tại Nhật Bản nữa nhé!
3. DU HỌC NHẬT BẢN GỒM NHỮNG LOẠI DU HỌC GÌ? ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
NHỮNG HÌNH THỨC ĐI DU HỌC PHỔ BIẾN HIỆN NAY
A. DU HỌC TỰ TÚC: Với hình thức đi du học này khá đơn giản chỉ cần bạn có học lực và gia đình bạn có đủ điều kiện kinh tế cung cấp toàn bộ chi phí cho bạn trong cả quá trình học là ổn. Cộng thêm vốn ngoại ngữ của bạn cũng như cuộc sống tự lập thì bạn có thể đi du học Nhật.
Các ưu điểm cũng như nhược điểm của hình thức này là
ƯU ĐIỂM: vì bạn mất tiền mà lên đi du học theo con đường này bạn thường không cần chờ đợi quá lâu, bạn cũng được tự do thoải mái lựa chọn các chương trình học cũng như trường mình theo học sao cho hợp với khả năng của mình nhất
NHƯỢC ĐIỂM: Gia đình bạn rất tốn kém, nếu như bạn tự do chọn trường học mà không tìm hiểu kỹ thì có thể bạn sẽ lựa chọn được những ngôi trường có học phí đắt đổi lại chất lượng không tốt lắm. Nhưng những bạn học tốt, không muốn chờ đợi kiếm học bổng gia đình bạn cũng có điều kiện lên bạn chọn hình thức du học tự túc để tiết kiệm thời gian vì bạn có năng lực nên lựa chọn được những trường top trên vậy nên có rất nhiều cơ hội cho bạn.
B. DU HỌC THEO HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM: Nếu bạn là người có tính tự lập, có bản lĩnh cũng như kinh nghiệm sống và bạn có nền tảng kiến thức tốt cũng như ngoại ngữ tốt thì rất nhiều bạn chọn hình thức đi du học này. Nhưng trong thời gian đầu với hình thức này bạn cũng cần sự hỗ trợ kinh tế từ gia đình rồi về sau bạn ổn định cũng tự lo cho cuộc sống của mình.
Đây là hình thức đi du học khá là vất vả vì bạn vừa phải dành thời gian cho việc học cũng như việc là. Bạn phải đi làm để có những trang trải cho cuộc sống của mình. Bạn cũng cần có những tiếp thu tốt để không bị đuối trong việc học và hơn thế nữa tiếng bản địa của bạn phải tốt thì mới có thể kiếm được việc làm thêm trên đất nước mà bạn chọn đi du học
ƯU ĐIỂM: Hình thành tính tự giác cho con người bạn , giúp bạn rèn luyện bản thân mình hơn và bạn cũng tiết kiệm được kinh phí bỏ ra cho gia đình mình. Bạn sẽ có được nhiều vốn sống, làm việc ngôn ngữ của nước bạn.
NHƯỢC ĐIỂM: Người đi du học rất vất vả vì thời gian 1 ngày vẫn vậy nhưng thời gian làm việc của bạn khá là dài nên bạn cần phân bố sao cho hợp lý nhất. Bạn phải là người có sức chịu đựng cao và biết cách sắp xếp công việc sao cho hợp lý nhất thì bạn mới bớt được căng thẳng.
C. DU HỌC THEO HÌNH THỨC HỌC BỔNG: Hình thức đi du học này có lẽ là tối ưu nhất và nó cũng đòi hỏi cao nhất. Để nhận được học bổng bạn cần phải học xuất sắc, có ngoại ngữ tốt và có kinh nghiệm sống. Theo thống kê thì số lượng sinh viên Việt Nam du học bằng con đường này ngày càng nhiều.
Không tự nhiên các trường lại bỏ ra khoản tiền lớn cho các bạn học vậy nên học bổng chỉ có một số lượng nhất định dành cho những người giỏi do vậy tính cạnh tranh rất cao. Một số học bổng nổi tiếng mà du học sinh Việt Nam nhiều người nhận được như Erasmus của Liên Minh Châu Âu, VFF của Mỹ, Mext của Nhật Bản… thường chu cấp cho bạn toàn bộ.
ƯU ĐIỂM: Những trường cung cấp các học bổng này thường là những trường có chất lượng đào tạo tốt vì vậy mà khi bạn theo học được đào tạo rất nhiều về điều kiện học cũng nghiên cứu tốt nhất. Vậy nên rất nhiều người muốn có được hình thức đi du học này.
Về chi phí, nếu bạn chọn con đường này (các gói học bổng toàn phần) gia đình bạn sẽ chẳng phải lo lắng và chu cấp cho bạn. Vì bạn đã được cung cấp học phí hàng tháng cũng như khoản tiền để bạn chi tiêu trong tháng.
NHƯỢC ĐIỂM: để săn được học bổng này bạn phải thực sự rất nỗ lực, với thành tích học tập xuất sắc, có ngoại ngữ và kinh nghiệm sống tốt để săn được học bổng du học này.
4. LỰA CHỌN THÀNH PHỐ VÀ CÁC TRƯỜNG KHI DU HỌC NHẬT BẢN
Khi quyết định đi du học Nhật Bản bạn sẽ học ở đâu? Nếu vẫn còn đang băn khoăn tìm lời giải đáp, bạn có thể tham khảo danh sách các thành phố sau:
THỦ ĐÔ TOKYO: Sở hữu đến 30% các trường đại học top đầu của toàn nước Nhật không ngạc nhiên khi Tokyo là thành phố đứng thứ hai toàn châu Á (thứ bảy trên toàn cầu) trong danh sách các thành phố mơ ước của du học sinh. Tại trung tâm chính trị, kinh tế, và thời trang của xứ xở mặt trời mọc, bạn sẽ tìm thấy trụ sở hơn 50 công ty hàng đầu thế giới.
Cũng vì lẽ đó, so với các thành phố khác, Tokyo là nơi phần lớn các cơ hội xoay vần và tạo ra nhiều công việc cho cả người Nhật và người ngoại quốc, đặc biệt là trong ngành công nghiệp giải trí với hình ảnh các công ty tìm kiếm tài năng lùng sục người mẫu, diễn viên triển vọng trên các con phố. Và nếu bạn vẫn muốn được đắm mình trong guồng quay bận rộn của Tokyo, dưới đây là một số trường đại học tiêu biểu:
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG NỔI TIẾNG TẠI THỦ ĐÔ TOKYO
Trường Đại học Tokyo: Là trường được xếp hạng cao nhất Nhật Bản và có nhiều chương trình học bằng tiếng Anh, phần lớn ở hệ sau đại học.được thành lập năm 1990, là trường Đại học nghiên cứu đứng đầu Nhật Bản trong số 7 trường Đại học Quốc gia. Trường Khoa học và Nhân văn mang đến các chương trình Cử Nhân và Thạc sĩ ở nhiều lĩnh vực như Kinh tế, Khoa học Môi trường và Kỹ sư.
Với 3 cơ sở, trường cung cấp cho sinh viên các thư viện, viện bảo tàng, vườn thực vật, sảnh hội nghị và các cơ sở vật chất thể dục. Các chương trình hỗ trợ tài chính, các loại học bổng, nhà ở, tư vấn định hướng nghề nghiệp là các dịch vụ có sẵn dành cho sinh viên quốc tế.
Học viện Công nghệ Tokyo (Tokyo Tech): nổi tiếng với chính sách miễn giảm học phí, học bổng cho ứng viên xuất sắc, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Là một cơ sở đào tạo công lập có hơn 130 năm truyền thống giảng dạy. Trường nằm trong top những trường Đại học Khoa học và Công nghệ hàng đầu Nhật Bản.
Trường có 1 chương trình Cử nhân và một số chương trình Thạc sỹ, Tiến sĩ được giảng dạy bằng tiếng Anh. Trường có hai loại học bổng dành cho các sinh viên quốc tế. Trường cũng hỗ trợ các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nhập học, nhà ở cho sinh viên quốc tế.
Đại học Keio: là trường đại học tư thục đầu tiên và hiện đại bậc nhất ở Nhật, ra đời năm 1858, Đại học Keio được biết đến như một trong những trường đại học tư thục hiện đại đầu tiên của Nhật với 6 cơ sở.
Trường có hai khóa Cử nhân dạy bằng tiếng Anh và một số chương trình sau đại học bao gồm Kinh tế và Thiết kế Truyền thông. Trường cung cấp một số dịch vụ như nhà ở, dịch vụ y tế, hỗ trợ nhóm, học bổng và tìm kiếm việc làm.
CỐ ĐÔ KYOTO: Xét về diện tích và dân số, Kyoto tập trung đông người trẻ ở độ tuổi đại học. Nơi đây có trường đại học lớn và lâu đời nhất Nhật Bản đó là đại học Kyoto, và đây cũng là ngôi trường luôn luôn song hành với Đại học Tokyo trong các xếp hạng trường Đại học hàng đầu tại Nhật. Không giống bất kỳ thành phố nào khác ở Nhật, cuộc sống ở Kyoto mang vẻ đẹp trầm mặc và yên ắng, khác hẳn cuộc sống vội vã hối hả thường thấy nơi đô thị lớn. Đó cũng là lý do Kyoto không chỉ thu hút khách du lịch, mà du học sinh yêu văn hóa và ngôn ngữ Nhật cũng chọn nơi đây làm bến đậu. Nhắc đến chương trình học ở Kyoto, du học hè là loại hình được ưa chuộng nhất nhờ trải nghiệm khám phá các lễ hội mùa hè đặc sắc. Nhiều trường cũng tổ chức chương trình học bằng tiếng Anh cả hệ cử nhân và cao học để thu hút sinh viên quốc tế. Ngoài ra, Kyoto còn sở hữu nhiều bảo tàng nghệ thuật từ thư pháp cổ đến truyện tranh Manga.
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG NỔI TIẾNG TẠI CỐ ĐÔ KYOTO
Đại học Kyoto: là một trong 7 trường Đại học Quốc gia Nhật Bản, ra đời năm 1897. Hiện nay, trường có khoảng 23.000 sinh viên đang theo học, trong đó 1.900 sinh viên là người nước ngoài và đến từ 100 quốc gia khác nhau. Trường có chương trình Kỹ sư Dân dụng và một số chương trình Thạc sỹ bao gồm Quản lý Môi trường và Thông tin Xã hội được giảng dạy bằng tiếng Anh. Trường có 3 cơ sở, cung cấp cho sinh viên quốc tế nhiều loại hình nhà ở, và các học bổng, tư vấn, định hướng nghề nghiệp và gia sư.
Đại học Ritsumeikan: là một trường đại học tư ở thành phố Kyoto, ra đời từ năm 1869. Ngày nay, trường đại học Ritsumeikan được biết đến như một trong bốn trường đại học tư thục hàng đầu của miền Tây Nhật Bản.. Đại học Ritsumeikan được coi là một trong những trường đại học tốt của Nhật Bản, và đặc biệt nổi tiếng với chương trình Quan hệ Quốc tế được xếp hạng nhất ở Nhật Bản.
Trường có các chương trình trao đổi với các trường trên khắp thế giới, bao gồm Đại học British Columbia, Đại học Melbourne, Đại học Sydney, Đại học Hồng Kông và Cao đẳng King's London. Nhà trường cũng cung cấp một chương trình cử nhân kép và chương trình thạc sĩ kép phối hợp với Đại học Mỹ và cung cấp một bằng cử nhân kép hợp tác với Đại học British Columbia.
Nó có một mạng lưới cựu sinh viên tương đối mạnh ở vùng Kansai và đã tạo ra một số CEO trong các công ty Nhật Bản cũng như các chính trị gia.
Đại học Doshisha: được thành lập vào năm 1875, là trường đại học danh tiếng hàng đầu ở Kansai nói riêng và ở Nhật Bản nói chung. Đây là một trong những đại học tư thục đầu tiên của Nhật Bản xây dựng và phát triển theo mô hình phương Tây. Với quy mô đào tạo hơn 25,000 sinh viên và có hơn 2,000 giảng viên giảng dạy, Doshisha là một trong số những trường đại học lớn nhất tại Nhật Bản.
Với chính sách học bổng dành cho sinh viên học giỏi, có kết quả học tập cao với nhiều loại học bổng khác nhau. Doshisha là một trường đại học tư thục hàng đầu Nhật Bản với nhiều chương trình được quốc tế hóa cao và có quan hệ trao đổi thân thiết với nhiều trường đại học nổi tiếng nhất trên thế giới.
Với phương châm dạy dỗ và truyền những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho tất cả các em học sinh, trường đã thu hút rất nhiều du học sinh đến học.
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG NỔI TIẾNG TẠI THÀNH PHỐ OSAKA
- Đại học Osaka: Được thành lập năm 1931, nằm trong danh sách 7 trường Đại học Quốc gia Nhật Bản. Trường có hệ thống thư viện, 5 cơ sở nghiên cứu và các khoa với chất lượng đào tạo rất mạnh. Trường có 2 chương trình Cử nhân và 5 chương trình sau đại học đếu được giảng dạy bằng tiếng Anh. Trường mang lại các chương trình hỗ trợ tài chính, miễn giảm học phí cho các sinh viên quốc tế.
- Đại học Kansai: Trường đại học Kansai là trường đại học tổng hợp tư thục, tính đến năm 2018 thì thành lập được 132 năm, nằm ở thành phố của lịch sử và truyền thống Osaka. Tổng số sinh viên bao gồm cả du học sinh là khoảng 30.000 người, và số cựu sinh viên đã tốt nghiệp trường lên đến 440.000 người.
Số du học sinh tăng lên hàng năm, và các hoạt động giao lưu của sinh viên trong trường cũng rất nhộn nhịp. Từ ngôi trường này nhiều thế hệ sinh viên ưu tú đã vào đời với hành trang là những kiến thức học vấn và văn hóa Nhật Bản. Trường đại học Kansai đã và đang nỗ lực hỗ trợ du học sinh với một chương trình phong phú, để các bạn du học sinh có một cuộc sống du học ý nghĩa với nhiều thành quả.
- Đại học Kindai: Trường chuyên ngoại ngữ Kansai đã thành lập năm 1953. Đến năm 1989, khoa tiếng Nhật của trường được mở rộng nhằm phục vụ đòi hỏi học Tiếng Nhật của du học sinh nc ngoài. Ngoài việc thiết lập các khóa học chuyên về ngôn ngữ, trường còn viết giấy giới thiệu cho học sinh du học Nhật Bản Osaka vào nhiều trường đại học khác.
Đội ngũ giáo viên của trường rất giàu kinh nghiệm và có thể nói được nhiều ngôn ngữ khác như: Tiếng Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc… Bên cạnh đó, các buổi tham quan và giao lưu văn hóa luôn được nhà trường quan tâm, tổ chức đều đặn.
PHỐ CẢNG YOKOHAMA: Thành phố đông dân thứ hai ở Nhật Bản (khoảng 3,6 triệu người) lại nằm rất gần Tokyo với chỉ 30 phút đi tàu. Chi phí sinh hoạt thấp hơn 30% so với Tokyo, cộng thêm khoảng cách gần và không gian phố biển thoáng đãng khiến cuộc sống ở Yokohama thoải mái nhưng vẫn không thiếu sự tiện nghi của một đô thị. Yokohama sở hữu nhiều thương cảng sầm uất, Khu phố Tàu lớn nhất Nhật Bản, và “Minatomirai”, các “bến cảng tương lai”, với kiến trúc hiện đại. Những lợi thế trên đã khiến Yokohama trở thành miền đất lý tưởng cho các kiến trúc sư kỹ sư tàu thủy, và những người làm trong ngành xuất nhập khẩu.
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG NỔI TIẾNG TẠI THÀNH PHỐ CẢNG YOKOHAMA
- Trường đại học Quốc gia Yokohama: (YNU) là một trong những trường đại học quốc lập danh tiếng tại thành phố Yokohama thuộc tỉnh Kanagawa. Trường đại học Yokohama Natioanl University đào tạo ngành nghề đa dạng, trang thiết bị hiện đại, giảng viên dày kinh nghiệm,.. đó là một trong những yếu tố mà nhiều học viên muốn học tại trường.Từ thành phố Yokohama cách Tokyo không xa, bạn chỉ cần mất khoảng 20 – 30 phút đi tàu.
Yokohama cũng là một trong những thành phố cảng hiện đại và quan trọng với lối kiến trúc kiểu châu Âu. Sinh viên quốc tế muốn học tại trường cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn tuyển sinh của trường như: thi tiếng Nhật, thi các môn qui định và phỏng vấn, các ngành học của trường sẽ có điều kiện tuyển sinh khác nhau.
- Đại học Kanagawa: Có tiền thân là trung tâm tiêm chủng Hikiso được thành lập từ năm 1862. Đến năm 1949, trường chính thức đổi tên thành Đại học Kanazawa. Trường có nền tảng đào tạo và nghiên cứu từ những năm đầu thành lập, có môi trường rèn luyện và phát triển con người lý tưởng cho sinh viên.
Là một trường đại học Dân lập, trụ sở chính tại thành phố Yokohama, Tỉnh Kanagawa. Được thành lập vào năm 1949. trường đã có lịch sử khoảng 70 năm. Hiện tại khoảng 18,000 sinh viên đang theo học tại Đại học Kanagawa.
- Trường đại học Tokai: Đại học Tokai là một trường đại học tư nhân được có mặt trên thị trường bởi Shigeyoshi Matsumae vào năm 1942. Hệ thống Giáo dục Đại học Tokai là một trong các đơn vị chịu trách nhiệm giáo dục và nghiên cứu lớn nhất ở Nhật Bản. Để tìm kiếm sự am hiểu tường tận lẫn nhau và hòa bình toàn cầu thông qua việc giáo dục, và tương tác với những khóa học cho mọi độ tuổi từ khắp nơi toàn thế giới,
Trường bắt đầu nhận sinh viên nước ngoài ngay mới có mặt trên thị trường và đã liên tục đẩy mạnh giáo dục tiếng Nhật khắp thế giới, hình thành sự hòa nhập với nhiều nền phong tục giữa Nhật Bản với các quốc gia khác.
5. LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ KHI ĐĂNG KÝ DU HỌC NHẬT BẢN
Ở một đất nước có cơ cấu dân số với tốc già hóa nhanh nhất nhì thế giới cộng với việc nền kinh tế phát triển, Nhật Bản rất chú trọng đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người trung và cao tuổi. Hằng năm, Nhật Bản cần hơn 50,000 điều dưỡng viên, hộ lý.
Nhưng thực tế cho thấy, nguồn nhân lực tại Nhật Bản không đủ để đáp ứng nhu cầu này. Đó là một trong những lý do mà các bạn nên theo học ngành điều dưỡng khi đi du học tại Nhật Bản, bởi vì sau khi tốt nghiệp, cơ hội làm việc tại Nhật của các bạn sẽ cao hơn những ngành nghề khác rất nhiều. Mức thu nhập cơ bản cho những điều dưỡng viên nước ngoài tại Nhật có thể lên tới 18 – 22 man/tháng.
Còn nếu bạn lựa chọn về Việt Nam, với tấm bằng N2 tiếng Nhật và chứng chỉ Điều dưỡng quốc tế tại Nhật, cơ hội việc làm của bạn cũng sẽ rất rộng mở với mức thu nhập cao hơn mặt bằng chung ở Việt Nam rất nhiều.
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Theo kế hoạch quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Nhật Bản cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và ước tính mỗi năm sẽ tăng từ 12 – 13%. Không chỉ tại Nhật Bản, ở Việt Nam, công nghệ thông tin cũng đã và đang là một trong những ngành nghề HOT với mức thu nhập khủng.
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể ở Nhật Bản làm việc hoặc về Việt Nam. Cơ hội việc làm cho ngành nghề này ở cả 2 đất nước đều rất nhiều. Kỹ sư công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp có thể làm: lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, bảo mật thông tin, quản trị mạng, chuyên viên quản lý phần mềm, …
Công nghệ thông tin đòi hỏi người làm phải nhạy bén, có tư duy logic và khả năng làm việc độc lập cũng như teamwork tốt. Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ của bạn cũng phải tốt để có thể tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến trên thế giới. Chung quy lại công nghệ thông tin là một trong những ngành quy tụ rất nhiều yếu tố trong cùng một con người.
Mà Nhật Bản lại là một trong những quốc gia đi đầu về đào tạo con người nói chung và đào tạo Công nghệ thông tin nói riêng. Đó cũng là lý do mà rất nhiều bạn trẻ quyết định theo đuổi ngành nghề này thường chọn hướng du học Nhật Bản.
NGÀNH NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN
Du lịch hiện đang là một trong những ngành công nghiệp được chú trọng phát triển tại rất nhiều quốc gia, nhất là tại những đất nước có nhiều cảnh sắc tuyệt vời như Việt Nam. Với sự phát triển lớn mạnh của ngành du lịch trong nước, nhu cầu về nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, vững kỹ năng là điều vô cùng cần thiết.
Chính vì cơ hội việc làm mở rộng, vậy nên nhiều bạn đã quyết định theo học ngành học này. Nhưng … nếu chỉ học gói gọn tại Việt Nam thì cơ hội phát triển nghề nghiệp này rất khó. Vì dù thế nào ngành dịch vụ du lịch ở Việt Nam vẫn đang còn rất nhiều điểm yếu. Còn đối với một quốc gia với nền du lịch phát triển như Nhật Bản, mọi dịch vụ đi kèm bao gồm Nhà hàng – Khách sạn cũng đều rất chuyên nghiệp và có nhiều điều đáng học hỏi.
Với nền tảng kiến thức và kỹ năng được trang bị, các bạn dễ dàng có cơ hội làm việc tại các vị trí: hướng dẫn viên du lịch, điều hành du lịch, lễ tân, quản lý khách sạn, giảng dạy nghiên cứu về lĩnh vực du lịch khách sạn, … Trong giai đoạn phát triển mạnh của ngành du lịch từ năm 1875 đến năm 1910, số lượng khách sạn tăng gấp 3 lần và có đến 3600 cơ sở. Khách hàng ngày càng có những yêu cầu cao, khắt khe nhằm thể hiện sự đẳng cấp, sang trọng thì càng cần những nhân viên giỏi về nghiệp vụ.
NGÀNH CƠ KHÍ
Được biết đến là đất nước đi lên từ nền công nghiệp nặng, ngành cơ khí được mệnh danh là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản. Bởi đất nước này có vị thế từ việc sản xuất ô tô đứng hàng đầu thế giới cho đến công nghệ sản xuất sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử chính xác dùng trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và cả các sản phẩm kim loại – hóa chất cũng luôn là thế mạnh của họ.
Ở Việt Nam, ngành cơ khí cũng là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng và được dự báo trong tương lai sẽ là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Chính vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này là rất lớn, tạo nên nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Theo số liệu dự báo của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) thì nhu cầu về nhóm ngành cơ khí- luyện kim- công nghệ ô tô, xe máy hiện đang đứng đầu và chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Thêm vào đó, sự đầu tư các nhà máy, phân xưởng sản xuất từ các tập đoàn kinh tế từ Nhật Bản, Hàn Quốc, … vào Việt Nam cũng hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho ngành Cơ khí.
NGÀNH ĐẦU BẾP - NGÀNH LÀM BÁNH
Với sự phát triển của hệ thống nhà hàng, khách sạn kéo theo sự phát triển của nghề đầu bếp, đặc biệt là đầu bếp chuyên về làm bánh. Đây là một ngành đang rất hấp dẫn giới trẻ với thời gian học ngắn, dễ kiếm việc làm, mức lương hấp dẫn kèm theo khả năng thăng tiến nhanh. Đặc biệt, nghề này có tính ổn định và càng làm việc nhiều giá trị nghề nghiệp càng cao. Việc trở thành đầu bếp chuyên nghiệp là điều dễ dàng cho những ai đam mê và quyết tâm theo đuổi.
Hiện nay, nghề bếp là một trong những ngành nghề đang thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng nhất tại Nhật Bản nên họ đang nới lỏng những chính sách tuyển dụng đầu bếp nước ngoài. Ngoài ra, khi học xong các khóa làm bếp tại Nhật các bạn có thể trở về làm việc tại các nhà hàng quốc tế tại Việt Nam hoặc mở những tiệm bánh cho riêng mình.
Các loại bánh Nhật hiện nay rất được ưa chuộng nhưng hiện vẫn chưa có nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh bánh Nhật để đáp ứng đủ nhu cầu trên. Vậy tại sao bạn không nắm bắt cơ hội kinh doanh hay hành nghề làm bánh tiềm năng này.
6. CÔNG VIỆC VÀ THU NHẬP KHI LÀM VIỆC TRONG LÚC DU HỌC NHẬT BẢN
Công việc này rất phổ biến tại Nhật, nhưng yêu cầu cơ bản là bạn phải có khả năng sử dụng tiếng Nhật. Bởi công việc này đòi hỏi bạn phải nói chuyện với khách hàng và tính tiền. Công việc của bạn sẽ là đứng tính tiền, trưng bày sản phẩm, lau dọn sạch sẽ cửa hàng. Mức lương bạn có thể nhận được cho công việc này không cao, thường khoảng 780 yên/giờ.
- Phát báo hàng ngày
Không giống như công việc ở cửa hàng tiện lợi, công việc này có lương cao nhưng lại khá vất vả. Bạn có thể kiếm được 120.000 – 140.000 yên/tháng. Tuy nhiên, bạn phải đi giao báo từ 1-2 giờ sáng đến 5-7 giờ sáng vào mọi ngày trong tuần. Bạn sẽ không dễ xin được việc làm này. Thông thường du học sinh thường có hội phát báo riêng và nếu được bạn bè trong hội giới thiệu, tiến cử thì bạn mới có thể tham gia.
- Làm việc tại siêu thị, các cửa hàng ăn nhanh McDonald
Công việc ở đây có thể là thu ngân, phục vụ hoặc chế biến đồ ăn…Nếu làm chế biến thì bạn sẽ không cần trình độ tiếng Nhật cao như làm thu ngân, phục vụ.
- Công việc rửa bát tại các nhà hàng
Đây là công việc phổ biến của các du học sinh khi đi du học Nhật Bản. Việc làm này tuy có mức lương không cao, cực nhọc nhưng có ưu điểm là không cần trình độ tiếng Nhật. Công việc này thích hợp với những bạn mới sang Nhật. Cần thời gian để thích nghi với cuộc sống, môi trường học tập tại đây và việc làm thêm để trang trải cuộc sống.
- Phục vụ khách sạn
Nếu bạn đang du học tại vùng có du lịch phát triển thì bạn có thể làm công việc làm phòng, phục vụ ăn uống…tại các nơi nghỉ dưỡng. Đây là công việc yêu cầu bạn phải có vốn tiếng Nhật tương đối tốt. Và nếu bạn có cả tiếng Nhật và tiếng Anh thì mức lương của bạn sẽ tương đối khá.
- Nấu ăn
Đó là công việc tại cửa hàng cơm hộp, quán mì ramen hay các quán bình dân như Yoshinoya, Matsuya. Bạn sẽ không cần phải biết nhiều về kiến thức nấu ăn. Bởi một số quán như Matsuya, quán cơm hộp Saboten được cung cấp nguyên liệu chế biến sẵn. Công việc này sẽ rất có ý nghĩa với những du học sinh có niềm đam mê với nấu ăn.
- Dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch thuật tài liệu
Những việc này lương cao nhưng rất khó tìm và thường không diễn ra liên tục. Vì vậy, bạn nên tìm thêm công việc nữa để tăng thu nhập. Các công việc này đều có yêu cầu nhất định: bạn cần có trình độ tiếng Nhật khá và sử dụng tốt ngôn ngữ khác như tiếng Việt để có thể dạy cho người Nhật hay dịch thuật…
7. NHỮNG LÝ DO NÊN DU HỌC NHẬT BẢN
A. NHẬT BẢN SỐ LƯỢNG TRƯỜNG HỌC CHIẾM NHIỀU NHẤT TỔNG CÁC QUỐC GIA CHÂU Á
Có thể khẳng định đây là đất nước về mặt học vấn, số lượng các môn học vừa phong phú, người ta vừa có thể học bất cứ môn nào mình mong muốn khi học. Những cơ quan hỗ trợ học tập như thư viện không chỉ có tại trường mà còn có trong thành phố nhằm đáp ứng nguyện vọng của những học sinh ham học.
Bên cạnh đó những cơ quan hỗ trợ du học sinh cũng có không ít và họ thường xuyên giúp đỡ các du học sinh đang du học tại Nhật, nhiều mặt như sinh hoạt hay giúp đỡ tìm việc làm thêm.
B. GIAO LƯU QUỐC TẾ
Những du học sinh tại các trường dạy tiếng của Nhật hoặc các trường đại học mang rất nhiều quốc tịch khác nhau. Những du học sinh này không chỉ là những người châu Á như người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan … mà họ còn đến từ các nước Âu Mĩ như Úc, Mỹ, châu Âu …. Bên cạnh đó, việc sử dụng tiếng Nhật để giao lưu với nhau là việc thông thường.
C. HIỆN ĐẠI VÀ TRUYỀN THỐNG
Nhật Bản không chỉ là một nước tiên tiến trên thế giới mà còn là một đất nước luôn cẩn thận giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy trong thời gian du học ở Nhật bạn sẽ được tiếp cận không chỉ những nét văn hóa Nhật mà còn được tiếp cận các sản phẩm máy móc, dụng cụ mới nhất như điện thoại di động, sản phẩm điện tử… với kinh nghiệm đó, khi bạn trở về nước chắc chắn sẽ trở thành những chỉ dẫn trong kinh doanh cho bạn.
Những nét văn hóa như trà đạo, hoa đào, bonsai cùng những môn thể thao như nhu đạo, karate, sumo, bóng chày hay những vật mang tính đặc trưng truyền thống tại các chùa chiền hoặc đền thờ là những thứ mà không ít những du học sinh vô cùng thích thú khi du học và muốn ở lại Nhật làm việc.
Việc bạn cảm thấy hứng thú với những điều mới lạ và tích cực tham gia thử như đi tham quan đền chùa hoặc chơi thể thao cùng với việc học là những việc hoàn toàn có thể tại Nhật.
D. HỌC BỔNG
Các loại học bổng rất phong phú, từ học bổng của nhà nước đến những học bổng của cá nhân và phần lớn là ở cấp độ đại học và cao học. Bên cạnh đó tại các trường đại học tư nhân hoặc các trường chuyên môn cũng có nhiều chế độ như học bổng hoặc miễn giảm học phí.
Nếu bạn có thể vào được các trường đại học quốc lập hoặc công lập của Nhật thì cũng có nhiều trường hợp được miễn giảm học phí một nửa hoặc toàn phần, hoặc có thể hơn thế cũng không ít trường hợp nhận được thêm học bổng.
Có thể nói rằng với những người ưu tú và nghiêm túc thì nên tập trung tất cả cho việc học tập để được nhận học bổng.
F. GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI NHẬT
Tuy có nhiều lưu học sinh cho rằng khó kết bạn với người Nhật, nhưng ở Nhật có rất nhiều người nghĩ rằng muốn thử dạy tiếng Nhật cho lưu học sinh hoặc muốn giao lưu với họ. Người Nhật cũng giống người Việt Nam, thường hay xấu hổ nên khó có thể ngay lập tức trở nên thân thiết được.
Tuy nhiên chỉ sau vài tháng giao tiếp với nhau, có thể mở lòng được với nhau thì các bạn sẽ trở nên thân thiết hơn nhiều. Dù căn bản là bạn phải giữ đúng lễ nghi và thông cảm lẫn nhau nhưng tôi nghĩ những người bạn Nhật sẽ trở thành những người bạn quý giá của bạn.
II. GIẢI ĐÁP NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC HỌC VIÊN THẮC MẮC NHIỀU NHẤT
1. CHƯA BIẾT TIẾNG NHẬT BẢN THÌ CÓ ĐI DU HỌC ĐƯỢC KHÔNG?
Đối với những bạn muốn du học Nhật thì học tiếng Nhật là việc làm rất cần thiết bởi khi làm hồ sơ du học sẽ cần thêm 1 chứng chỉ tiếng Nhật, mà để có chứng chỉ này bạn cần phải học trong vòng 2 – 3 tháng và phải trải qua các kỳ thi. Nếu trượt hoặc không có chứng chỉ này, khả năng xin Visa của bạn sẽ rất thấp, ngoài ra khả năng tiếng Nhật càng tốt thì khi sang Nhật các bạn càng dễ xin việc làm thêm.
Đối với những bạn đã từng học tiếng Nhật ở Việt Nam và có chứng chỉ thì việc đi học N4 là không bắt buộc nhưng nếu có điều kiện thì nên nâng cao khả năng tiếng Nhật của mình. Một số bạn có tư tưởng rằng ở Việt Nam chỉ cần nộp tiền cho phía nhà trường và công ty du học, rồi khi sang Nhật thì sẽ học tiếng Nhật sau, đây là quan điểm sai lầm, bởi ngôn ngữ chính là rào cản lớn nhất khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm…
Những người không có khả năng giao tiếp tiếng Nhật đương nhiên sẽ chịu thiệt thòi hơn những người khác cả về mức thu nhập và chất lượng công việc.
2. HỌC TIẾNG NHẬT BẢN KHÓ HAY DỄ? PHƯƠNG PHÁP HỌC NHƯ THẾ NÀO?
Thực ra việc học tiếng Nhật là không khó, tuy nhiên bạn phải hết sức kiên trì và chịu khó thì kết quả mới thực sự tốt. Sau đây là một số phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả:
Hầu hết các bạn học ngoại ngữ thường cố gắng đạt đến sự hoàn hảo ngay từ khi bắt đầu học tiếng Nhật, học thuộc 100% từ mới, phát âm chuẩn 100%, nhớ 100% ngữ pháp…
Thực ra học chính xác 100% sẽ tốn rất nhiều thời gian, thay vì dành 10h thời gian học thuộc 1 bài 100% thì bạn nên dành 10h để học 2 bài và mỗi bài thuộc 80% thì sẽ tốt hơn.
B. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ MỚI
Để đạt trình độ sơ cấp tiếng Nhật N5 (Trình độ giao tiếp cơ bản của tiếng Nhật), bạn cần học thuộc khoảng 800 từ mới. Phải nói thêm rằng học từ mới tiếng Nhật khó hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác vì tiếng Nhật sử dụng tới 3 bảng chữ cái, những bạn mới học tiếng Nhật chưa quen với bảng chữ cái tiếng Nhật sẽ gặp nhiều khó khăn để nhớ từ nhưng bạn đừng nản lòng, hãy kiên trì và chăm chỉ áp dụng cách học sau:
- Học theo băng ghi âm, cố gắng vừa nghe vừa cố nhớ nghĩa của những từ bạn nghe được.
- Sử dụng thẻ học từ Flashcard, một mặt ghi từ mới, một mặt ghi nghĩa tiếng Việt.
- Ôn tập bằng các phần mềm học tiếng Nhật Online
- Điều quan trọng nhất là bạn phải vận dụng được từ mới mà mình vừa học, dùng những từ mới bạn học được để đặt câu với ngữ pháp mà bạn biết. Đồng thời tập nói những câu đơn giản có từ mới và tốt nhất là tìm được bạn học cùng để trao đổi.
C. PHƯƠNG PHÁP HỌC NGỮ PHÁP
Tiếng Nhật là một trong những ngôn ngữ có cấu trúc ngữ pháp khó nhất thế giới. Có khoảng 40 cấu trúc ngữ pháp chỉ riêng ở trình độ N5. Hãy vận dụng ngữ pháp đã học vào nhiều tình huống khác nhau trong thực tế.
Trước hết, hãy phân tích ngữ pháp theo các bộ phận như: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ… Sau đó đặt câu sử dụng những từ mới mình học được. Khi đã học được một vốn ngữ pháp kha khá, hãy tập viết thành đoạn văn. Nếu bạn tự học, hàng tuần không được giảng viên giao cho chủ đề để viết, hãy dựa vào những gì xảy ra xung quanh bạn để tự tìm đề tài.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy những ngữ pháp đơn giản mình học được có thể diễn đạt được nhiều ý nghĩa hơn bạn nghĩ. Thông thường, bạn sẽ chỉ diễn đạt được ý tưởng theo những câu đơn mình đã học được mà không nhận ra bạn có thể kết hợp những câu đơn ấy lại để tạo ra một câu phức tạp hơn.
Bạn thường nhận ra cách kết hợp các câu đơn ấy chỉ khi được những người đã nắm vững ngữ pháp chỉ ra. Vì vậy hãy tự tìm cho mình một môi trường có những người biết và giỏi về tiếng Nhật, nhất là nơi có nhiều người Nhật để bạn có thể nghe và học hỏi cách phối hợp câu từ.
D. PHƯƠNG PHÁP HỌC KANJI
Kanji hay chữ Hán luôn khiến những người tự học tiếng Nhật dễ nản chí. Các chữ Kanji có rất nhiều nét và rất nhiều cách đọc khác nhau cho một chữ. Đừng nản chí, bạn chỉ cần viết thật nhiều, hạn chế sử dụng Hiragana khi đọc và viết.
Một cách cực kỳ hiệu quả để học Kanji chính là sáng tạo ra những câu chuyện. Kanji là chữ tượng hình, vì vậy bạn có thể tưởng tượng ra rất nhiều câu chuyện dựa vào các hình vẽ. Ví dụ chữ 春 – Mùa Xuân gồm các bộ phận 三 – Tam (số 3), 人 – Nhân (người), 日 – Nhật (mặt trời), bạn có tham khảo thêm từ các loại sách học tiếng Nhật.
Lý do khiến du học sinh nghe nói tốt trong thời gian ngắn là bởi họ được thường xuyên tiếp xúc với người Nhật. Vì vậy luyện tập thật nhiều với người Nhật là cách tốt nhất để bạn học nghe nói.
3. TẠI NHẬT BẢN CÓ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỌC BẰNG TIẾNG ANH KHÔNG?
Du học bằng tiếng Anh ở Nhật phổ biến và dễ dàng hơn bạn tưởng. Dù không thành thạo tiếng Nhật hoặc chưa đủ trình độ Nhật ngữ, bạn không nhất thiết phải từ bỏ ước mơ du học Nhật Bản. Đất nước mặt trời mọc hiện có rất nhiều chương trình học bằng tiếng Anh trải dài từ bậc cử nhân đến tiến sĩ cùng nhiều lựa chọn chuyên ngành đa dạng.
Yêu cầu đầu vào chương trình học bằng tiếng Anh ở Nhật:
Đối với các chương trình học bằng tiếng Anh tại Nhật, kết quả kỳ thi chuẩn quốc tế là một trong các điều kiện nhập học tiên quyết. Tất nhiên mỗi cấp học và mỗi khóa học sẽ có yêu cầu đầu vào khác nhau, được thông báo cụ thể tại website của khóa học đó. Dưới đây là các yêu cầu phổ biến của một chương trình học bằng tiếng Anh tại Nhật (Danh sách này dành cho cả hệ cử nhân lẫn cao học):
- Kết quả EJU (Kỳ thi tuyển sinh đại học Nhật Bản cho sinh viên quốc tế)
- Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (Một số khóa học, thường của các trường danh tiếng sẽ yêu cầu bằng tú tài quốc tế IB)
- Khả năng Nhật ngữ (với các chương trình giảng dạy một phần bằng tiếng Anh)
- Khả năng Anh ngữ (TOEFL, IETLS)
- Bài luận
- Phỏng vấn với trường
- Các yêu cầu khác (SAT, American College Testing…)
Về kỳ thi tuyển sinh đại học Nhật Bản cho sinh viên quốc tế EJU: Bạn sẽ trải qua các phần kiểm tra kỹ năng cơ bản về trình độ tiếng Nhật, kiến thức khoa học, xã hội, và toán học. Kỳ thi này được tổ chức hai lần một năm, vào tháng sáu và tháng mười hai ở Nhật Bản và một số quốc gia Châu Á khác.
Có đến 98% trường đại học của Nhật yêu cầu ứng viên tham dự kỳ thi EJU, trong đó 61% là các trường đại học công lập. Do đó, nếu thiếu kết quả EJU, bạn đã giới hạn lựa chọn của chính mình trong số ít các trường còn lại có các khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh.
Về bằng tốt nghiệp phổ thông và bằng tú tài quốc tế (IB): Dù trường đại học chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp phổ thông, có khoảng 250 trường đại học ở Nhật (tương đương 2/3 số trường đại học trên toàn nước Nhật) chấp nhận và ưu tiên bằng tú tài quốc tế IB khi tuyển sinh chương trình học bằng tiếng Anh.
4. DU HỌC NHẬT BẢN CÓ CẦN CHỨNG MINH TÀI CHÍNH KHÔNG?
>>>> Trước khi du học Nhật Bản, bạn phải chứng minh tài chính, vậy thủ tục như thế nào, sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp:
A. SỔ TIẾT KIỆM
Về sổ tiết kiệm bạn cần chứng minh có 1 khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng có giá trị tối thiểu khoảng 500-600 triệu đồng. Đồng tiền trên sổ tiết kiệm của bạn có thể là VND, EUR, USD v.v. Ngày mở sổ tiết kiệm phải cách ngày nộp hồ sơ ít nhất 3 tháng. Hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật Bản bao gồm hai bản giấy xác nhận số dư, hai bản photo sổ tiết kiệm. Một bộ nộp trong hồ sơ xin nhập học, một bộ nộp trong bộ hồ sơ xin visa.
B. NGƯỜI BẢO LÃNH TÀI CHÍNH
Người bảo lãnh tài chính có thể là người thân hoặc bất kỳ ai đứng ra bảo lãnh cho bạn, chỉ cần bạn chứng minh được mối quan hệ ràng buộc với người đó. Người bảo lãnh tài chính phải chứng minh được tại sao mình có số tiền lớn như thế trong sổ tiết kiệm. Số tiền đó phải được tích lũy bằng thu nhập hàng tháng. Việc này còn được gọi là chứng minh thu nhập.
ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
- Hợp đồng lao động, thời gian làm việc trên 3 năm; ghi rõ mức lương; chế độ làm việc; hình thức trả lương; thời hạn hợp đồng; thời gian thử việc; tiền thưởng; quyền hạn… trong đó mức lương vào khoảng 250 triệu đến 300 triệu/năm.
- Bản khai chi tiết về việc nộp thuế thu nhập cá nhân.
- Xác nhận đóng bảo hiểm xã hội.
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương.
- Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng.
- Giấy giải trình thu nhập.
ĐỐI VỚI CÔNG TY, DOANH NGHIỆP
- Về giấy phép đăng ký kinh doanh: công ty phải được thành lập trước ngày nộp hồ sơ du học 3 năm.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
- Báo cáo tài chính và báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp: 3 năm gần nhất.
- Bảng khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân.
- Hợp đồng giao dịch phải được thể hiện đúng chức năng hoạt động của công ty và nộp khoảng 10 hợp đồng nếu có.
- Bên cạnh đó còn phải có hóa đơn, phiếu thu, giấy nộp tiền vào kho bạc nhà nước.
- Góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.
5. DU HỌC NHẬT BẢN CÓ CẦN KHÁM SỨC KHỎE KHÔNG? THỦ TỤC KHÁM NHƯ NÀO?
NHỮNG MỤC THƯỜNG CÓ TRONG GIẤY KHÁM SỨC KHỎE KHI ĐI DU HỌC NHẬT BẢN
Thông thường thì đối với những trường có yêu cầu giấy khám sức khỏe trong hồ sơ, các bạn sẽ được cung cấp một mẫu riêng biệt, nhưng những mục cơ bản là:
- Chiều cao
- Cân nặng
- Thị lực
- Thị lực khi đeo kính
- Huyết áp
- Kiểm tra nước tiểu
- Kết quả chụp X - quang
- Bệnh tật từng có trước đây
- Đánh giá chung về sức khỏe của bác sĩ khám: Tuyệt vời, Tốt , Tạm được , Kém
- Sức khỏe có đủ để du học Nhật Bản không?
LƯU Ý : Khi sang Nhật chắc chắn các bạn sẽ được chỉ định khám sức khỏe một lần nữa tại cơ sở y tế mà nhà trường chỉ định trước khi làm thủ tục nhập học, nếu không đạt yêu cầu các bạn vẫn bị trả về nước như bình thường.
Vậy những bệnh nằm trong danh sách không được đi du học Nhật Bản là: HIV, lậu, giang mai, lao, cúm gia cầm H5N1 và H7N9.
Một số lưu ý trước và sau khi đi khám sức khỏe ở Nhật
TRƯỚC KHI ĐẾN KHÁM
- Gọi điện cho bệnh viện xác định địa chỉ, giờ khám và chi phí khám bệnh, các yêu cầu trước khi khám như: có cần nhịn ăn sáng không, …
- Mang form khám trường cung cấp và bản sao (bệnh viện sẽ giữ một bản)
- Tiền và chứng minh thư
SAU KHI NHẬN KẾT QUẢ KHÁM
- Kiểm tra tên ghi đúng không
- Ngày tháng năm sinh (thứ tự là năm/tháng/ngày)
- Quốc tịch (Việt Nam)
- Địa chỉ hiện tại có đúng không
- Form có được điền bằng tiếng Anh không
- Bác sĩ có ghi đủ các mục trong form chưa, ngày tháng khám, tên cơ sở khám, ký và ghi rõ họ tên chưa.
6. CÓ NHỮNG LOẠI HỌC BỔNG NÀO DÀNH CHO DU HỌC SINH VIỆT KHI DU HỌC NHẬT BẢN?
Là loại học bổng du học Nhật Bản toàn phần được cấp cho những ứng viên có ý chí và có tinh thần học hỏi cao bởi Chính phủ Nhật Bản. Học bổng MEXT là học bổng có giá trị nhất trong tất cả những học bổng du học Nhật Bản, vì vậy yêu cầu dành cho học bổng cũng là rất cao.
Học bổng MEXT do trường đại học tiến cử dành cho 2 đối tượng: Sinh viên nước ngoài muốn đến học tại trường, nộp đơn xin trước khi đến Nhật và du học sinh đang học tại trường theo dạng tư phí.
Nếu bạn muốn nhận được học bổng MEXT, các bạn có thể nộp đơn xin qua Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản ở Việt Nam hoặc xin thông qua một trường đại học ở Nhật dưới sự tiến cử.
Hiện tại, học bổng MEXT không còn xét tuyển thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo nữa, thí sinh có nguyện vọng đạt được học bổng cần chủ động tìm kiếm thông tin trên các trang của Đại sứ quán Nhật Bản.
HỌC BỔNG AOYAMA
Học bổng du học Nhật Bản Aoyama do quỹ Aoyama Medical Group tài trợ, được trao hàng năm cho những học sinh, sinh viên có mong muốn theo học và làm việc lâu dài tại Nhật Bản trong ngành điều dưỡng.
Đây là loại hình du học Nhật Bản vừa học vừa làm học sinh được tài trợ 100% học phí và nhà ở trong toàn bộ thời gian học tại trường Nhật Ngữ (1,5 năm) và trường chuyên môn điều dưỡng (2- 3 năm) tại Nhật. Học sinh được đảm bảo việc làm thêm tại viện và cơ sở y tế của Tập đoàn Aoyama để trang trải sinh hoạt phí (Mức lương khoảng 900 – 1000 yên/h).
Sau khi tốt nghiệp, được làm việc tại các cơ sở y tế của Tập đoàn Aoyama, hưởng lương, thưởng như người Nhật.
Học bổng yêu cầu nữ công dân Việt Nam từ 19- 29 tuổi, có trình độ tiếng Nhật tương đương N3, chưa từng đi du học/tu nghiệp tại Nhật và có thể làm việc ở Nhật tối thiểu 3- 4 năm.
HỌC BỔNG QUỸ LƯU HỌC SINH CHÂU Á (JOHO)
Học bổng Qũy lưu học sinh châu Á hay còn được gọi là Học bổng Joho được cấp hàng năm cho sinh viên Việt Nam. Giá trị học bổng này sẽ tương đương với số tiền học phí là 160 triệu VNĐ/năm.
Sau khi tham gia chương trình học bổng, các bạn du học sinh còn được đảm bảo công việc làm thêm với mức lương 800 đến 1000 yên/h (khoảng 200.000 đồng) để các bạn trang trải chi phí sinh hoạt và sau khi tốt nghiệp sẽ được hỗ trợ giới thiệu việc làm.
Học bổng yêu cầu công dân Việt Nam từ 18- 28 tuổi, đã tốt nghiệp THPT, trình độ tiếng Nhật từ N5 có thể giao tiếp cơ bản (với các bạn đã có trình độ N3 trở lên sẽ được nhận nhiều ưu đãi hơn). Có cam kết làm việc tối thiểu 1 năm tại viện dưỡng lão hoặc điều dưỡng của Joho tại Tokyo, Osaka hoặc Kyoto.
HỌC BỔNG SASAYAMA
Là học bổng điều dưỡng với hỗ trợ rất lớn, đặc biệt học sinh ở Việt Nam hay ở Nhật Bản đều có thể ứng tuyển.
Ngoài tài trợ 100% học phí (800,000 Yên/năm) và đảm bảo việc làm thêm, học bổng còn hỗ trợ vé máy bay và một phần chi phí sinh hoạt cho học sinh trong quá trình học tập.
Học bổng dành cho các bạn muốn học theo ngành điều dưỡng tại Nhật Bản và có trình độ tiếng Nhật tốt (vì sang Nhật sẽ học thẳng chuyên môn chứ không học trường Nhật Ngữ nữa). Học bổng yêu cầu trình độ N2 (với học sinh tại Việt Nam), N3 (với học sinh đang ở Nhật).
HỌC BỔNG DU HỌC NHẬT BẢN TOÀN PHẦN ASEAN
Học bổng du học Nhật Bản toàn phần Asean được cấp hàng năm cho sinh viên Việt Nam. Học bổng này sẽ hỗ trợ học phí và đảm bảo việc làm thêm cho sinh viên giúp các bạn có thể trang trải cuộc sống và quá trình học tập tại Nhật Bản.
Suất học bổng này phù hợp với những bạn có học lực và gia cảnh ở mức bình thường nhưng có quyết tâm cao và mong muốn được đi du học với mức chi phí tối thiểu.
Những bạn du học sinh được nhận học bổng Asean sẽ được đảm bảo công việc trong năm đầu tiên với mức lương 900 đến 1100 yên/h, mức tiền lương này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình các bạn học tập và sinh sống tại Nhật Bản.
Yêu cầu của học bổng này là các công dân Việt Nam từ 18- 28 tuổi, đã tốt nghiệp THPT, chưa từng đi du học/tu nghiệp sinh tại Nhật Bản, trình độ tiếng Nhật ~ N5. Có cam kết hoàn thành chương trình học và thực hiện đúng các quy định của nhà trường. Đồng thời, cam kết sẽ làm việc tối thiểu 1 năm theo sự sắp xếp của đơn vị cấp học bổng.
HỌC BỔNG NISHINO
Nếu bạn còn đang phân vân không biết du học Nhật Bản nên chọn ngành gì thì một gợi ý rất tốt cho bạn đó là hãy lựa chọn ngành điều dưỡng và apply ngay học bổng Nishino. Đây là học bổng mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng cũng được rất nhiều học sinh quan tâm vì mức hỗ trợ lớn, học bổng phù hợp với những bạn có mong muốn được làm việc và định cư tại Nhật.
Học bổng tài trợ học phí 3 năm liên tiếp (600,000 Yên/năm), đảm bảo công việc làm thêm để du học sinh chi trả sinh hoạt phí trong suốt quá trình học tập. Sau khi học xong, học sinh có thể lựa chọn công việc theo nguyện vọng cá nhân, tuy nhiên khuyến khích ở lại Nhật Bản làm việc 3 năm nếu muốn định cư lâu dài.
Học bổng yêu cầu du học sinh từ 18- 28 tuổi (ưu tiên nữ), đã tốt nghiệp THPT, trình độ tiếng Nhật ~N4. Học tập và hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của phía cấp học bổng đúng thời hạn.
Học trường tiếng Nhật 1 năm ở Hakodate (Hokkaido) và 2 năm chuyên môn chuyên ngành điều dưỡng. Làm thêm tại cơ sở được chỉ định từ 20h đến 28h/tuần. Khuyến khích học sinh ở lại làm việc sau 3 năm nếu muốn định cư ở Nhật lâu dài.
HỌC BỔNG ASAHI
Học bổng Asahi dành cho các bạn hoàn cảnh khó khăn nhưng có quyết tâm cao, chịu được vất vả.
Học bổng được hỗ trợ học phí 130 vạn yên và được sắp xếp việc làm thêm là phát báo. Công việc này nhìn chung khá vất vả, 100% làm việc ngoài trời và phải dậy sớm nên phù hợp với những bạn nam có sức khỏe tốt, chịu khó.
Yêu cầu của học bổng này là các bạn học sinh đã tốt nghiệp THPT, tuổi từ 18- 25, trình độ tiếng Nhật tối thiểu từ N5 trở lên, ưu tiên những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
HỌC BỔNG DU HỌC NHẬT BẢN TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ JDS
Chương trình JDS dành cho các cán bộ trẻ đang làm việc tại các cơ quan Nhà nước, các nhà nghiên cứu và các cá nhân, những người sau khi học xong có thể trở thành các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực công tác của họ hoặc trở thành các nhà lãnh đạo của Việt Nam và cũng là một học bổng toàn phần dành cho đối tượng là Thạc sĩ.
Tiêu chuẩn lựa chọn là tất cả các ứng viên đều phải là công dân Việt Nam dưới 35 tuổi (tính tại thời điểm nộp đơn), hiện đang sống và làm việc ở Việt Nam. Đã tốt nghiệp đại học và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc chính thức kể từ khi tốt nghiệp đại học phù hợp với ngành học Thạc sĩ dự kiến.
Có khả năng cống hiến cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam bằng những kiến thức và kỹ năng tiếp thu được sau khi trở về nước.
Yêu cầu về khả năng ngoại ngữ là thông thạo tiếng Anh (tối thiểu phải đạt 500 điểm TOEFL hoặc tương đương), có sức khoẻ tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, các ứng cử viên hiện đang nhận học bổng (hoặc dự kiến sẽ được nhận) từ các chương trình khác của Chính phủ Nhật Bản thì sẽ không được tham gia vào chương trình học bổng JDS này.
7. HÀNH LÝ KHI ĐI DU HỌC NHẬT BẢN
Nhật có 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ ràng. Nhiệt độ thay đổi theo từng mùa nên quần áo cho các mùa vì vậy cũng khác nhau. Các bạn ở miền Nam có lẽ không quen với điều này.
- Mùa Xuân: Từ khoảng tháng 3 đến tháng 5
- Mùa Hè: Từ khoảng tháng 6 đến tháng 8
- Mùa Thu: Từ khoảng tháng 9 đến tháng 11
- Mùa Đông: Từ khoảng tháng 12 đến tháng 2
Vậy chuẩn bị quần áo sao cho hợp lý? Cứ tinh thần cái gì ở Việt Nam rẻ hơn thì mua đem qua, còn cái gì bằng giá với ở Việt Nam thì mua bên này cho tiện, khỏi mất công mang vác nhiều.
- Quần áo mặc ở nhà, quần áo bằng cotton: Mua ở Việt Nam rẻ hơn, đem đi cũng nhẹ.
- Váy, đầm nữ để đi chơi hoặc đi học/đi làm: May hoặc mua sẵn ở VN có thể rẻ và đẹp hơn nhiều.
- Áo sơ mi, áo thun nam: Mua bên Nhật có khi rẻ hơn, khoảng trên dưới 500,000VND. Nếu mua ở Việt Nam mà rẻ hơn giá này thì nên mua đem sang. Cần phải có ít nhất 1 hoặc 2 áo sơ mi trắng.
- Áo khoác, áo gió, áo ấm mùa đông, quần áo mặc ở nhà trong mùa Đông: Mua ở Nhật có thể rẻ hơn, chắc chắn tốt hơn. Nếu mua ở Việt Nam mà giá hơn 1 triệu đồng thì có khi nên suy nghĩ lại, để sang bên này mua. Để yên tâm thì nên đem theo 1 áo khoác (sợ mới sang chưa biết đường đi mua ngay được).
- Khăn quàng cổ, mũ/nón, nón len cho mùa lạnh: Mua ở VN rẻ hơn nhiều, đem theo cũng nhẹ. Nên mua vài cái để thay đổi hoặc làm quà tặng cho các cô giáo người Nhật.
- Vớ/tất, vớ chân legging: Nhất là legging cho các bạn nữ, mua ở Nhật tốt hơn, giá hợp lý, chất lượng rất tốt, có loại dùng cho mùa lạnh. Tất nhiên cũng cần đem theo sẵn vài đôi. Nếu cần thêm thì sang đây mua sau cũng được.
- Giày thể thao: Nếu định mua giày hiệu ở Việt Nam khoảng 100$ thì tốt hơn là để sang bên này mua. Giá cũng vậy mà đúng là giày hiệu thật. Còn giày để chơi cầu lông, bóng đá thì mua ở Việt Nam đem sang rẻ hơn.
- Giày Tây nam: Mua ở VN đem sang rẻ hơn. Cần có ít nhất 1 đôi. Nên lựa đôi nào không quá cứng, phù hợp với việc đi bộ trường kỳ!
- Giày nữ (giày cao gót, dép …): mua ở VN vài đôi đem qua vì bên này rất mắc. Lưu ý chọn những đôi bền, có quai hậu,…những đôi phù hợp với việc đi bộ vì sang bên này phải đi bộ rất nhiều.
- Đồ vest: Bạn nên chuẩn bị ít nhất một bộ đồ vest sẫm màu và tốt nhất là màu đen.
B. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP KHI ĐI DU HỌC
- Máy tính: Hết sức cần thiết trong học tập, cuộc sống hàng ngày và liên lạc với gia đình, bạn bè (qua YM, Skype…). Bạn nên trang bị cho mình một máy vi tính xách tay có cài sẵn phông chữ & bộ gõ tiếng Nhật.
- Sách: Hạn chế đến mức tối đa, chỉ đem sang nếu bạn chắc chắn rằng mình không thể không dùng đến cuốn sách đó.
- Vở: Không nên đem sang hoặc chỉ đem một quyển nhỏ, mỏng, bỏ túi thôi. Bạn có thể mua thoải mái ở cửa hàng bên này.
- Bút viết, hộp bút: Toàn bộ có thể mua ở cửa hàng bên Nhật, nhưng bạn cũng nên đem theo ít nhất là 1 cây bút bi (màu đen, vì bên này rất ít khi dùng màu xanh), 1 bút chì bấm + 1 hộp ruột bút chì, 1 bút chì HB (thường dùng khi làm bài thi) và 1 cục gôm (phòng khi bạn cần phải dùng đến ngay sau khi sang mà lại chưa có thời gian đi mua).
C. VẬT DỤNG CÁ NHÂN
- Thuốc: Ở Nhật ngoại trừ những bệnh thông thường (cảm, sổ mũi, đau đầu, đau bao tử…)
D. THỰC PHẨM
- Đặc sản Việt Nam để tặng thầy cô, bạn bè quốc tế ăn cho biết hoặc để tổ chức ăn uống: Cà phê, bánh kẹo Việt Nam như kẹo dừa, kẹo cà phê, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tráng cuốn, bánh tráng để làm chả giò, viên nấu phở/bún, bún, bột bánh xèo: mỗi thứ một ít.
- Còn lại những thực phẩm linh tinh khác: Ví dụ như tôm khô, nấm mèo, bún tàu…(nhiều bạn đem sang để làm chả giò) thì không nên đem qua vì bên này có bán đầy đủ cả.
III. CHIA SẺ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ HỌC VIÊN ĐÃ ĐI DU HỌC TẠI NHẬT BẢN
1. KHÓ KHĂN CÓ THỂ GẶP PHẢI KHI ĐI DU HỌC TẠI NHẬT BẢN
Bạn có biết ngoài những mặt tích cực khi đi du học Nhật Bản mang lại thì bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu về những vấn đề mà bạn có thể gặp phải ngay dưới đây:
Chi phí đi du học: Nếu bạn đi du học theo diện đi tự túc thì chi phí là vấn đề cản trở lớn nhất. Còn nếu bạn nhận được học bổng từ Chính phủ Nhật Bản thì bạn có thể hoàn toàn không phải lo lắng về khoản này.
Chưa thích ứng kịp với thời tiết, múi giờ: Vì sự khác biệt về múi giờ nên sinh viên thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ trong khoảng thời gian đầu. Múi giờ ở Nhật Bản lệch 2 tiếng đồng hồ so với ở Việt Nam. Vào mùa đông nhiều nơi ở Nhật Bản thường có tuyết rơi dày gây khó khăn cho đi lại.
Văn hóa ẩm thực: Người Nhật Bản rất thích những món ăn tươi sống ví dụ như sashimi, trứng sống… Đây đều là những món ăn mà người Việt Nam không quen ăn. Bạn cũng nên tập thói quen ăn sáng trước khi ra đường để đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm chi phí.
Phong cách sống và tư duy của người Nhật Bản: Một điểm đặc trưng của người Nhật Bản là họ rất ngại gây phiền hà và rắc rối cho người xung quanh. Khi có ý kiến trái ngược, họ vẫn lắng nghe, sau đó đưa ra quan điểm và hướng đi làm thỏa mãn hài lòng tất cả mọi người. Người Nhật Bản rất coi trọng lời hứa, lịch hẹn và họ cực kỳ đúng giờ. Nếu có việc đột xuất, họ sẽ báo trước và xin lỗi. Khi bạn có việc không thể đến được, bạn cũng nên nhắn trước và bày tỏ lòng xin lỗi tới họ.
Giá cả tại Nhật Bản:Ngoài chi phí du học thì đây cũng là một vấn đề lớn bởi Nhật Bản là đất nước có mức sinh hoạt phí cao nên các mặt hàng và dịch vụ khá đắt đỏ đối với du học sinh Việt Nam. Bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng mỗi khi chi tiêu để tránh việc phải gặp khó khăn về tài chính.
Rào cản về ngôn ngữ: Đây có thể là khó khăn đầu tiên khi du học sinh đến Nhật Bản. Tất cả mọi sinh hoạt, học tập hằng ngày đều phải sử dụng bằng tiếng Nhật. Chưa kể người dân nói tiếng địa phương và giọng nói của từng người cũng tương đối nhanh và khá khó nghe.
Không cân đối được thời gian: Hầu hết du học sinh sang Nhật Bản đều phải tìm việc làm thêm để trang trải cho các khoản phí và sinh hoạt cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn trong việc cân đối thời gian hợp lý giữa học tập và làm việc.
Khó khăn trong việc làm thêm: Bạn phải đăng ký giấy phép làm thêm và chỉ được làm tối đa 28 tiếng đồng hồ trong 1 tuần. Lương từ các công việc cũng không quá cao như lời các công ty tư vấn hay quảng cáo.
Nhớ quê hương: Vào những dịp Noel, lễ Tết, Trung thu,… cộng thêm việc phải đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính, học hành thì việc thường xuyên nhớ nhà và nhớ những bữa cơm gia đình là điều tất nhiên. Bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với những bữa cơm mà không có gia đình ở nơi xa xôi.
Con đường du học Nhật Bản thật sự rất khó khăn và có thể khiến bạn nản lòng. Nhưng đổi lại, bạn sẽ có những ngày tháng trải nghiệm mà không phải ai cũng có thể có. Bạn đã thực sự chuẩn bị tâm lý chưa? Hãy mạnh dạn lựa chọn nhé. Chúc bạn luôn thành công trên con đường của mình.
2. TÌNH TRẠNG "SỐC VĂN HÓA"
Nếu bạn đi du học, có thể bạn sẽ gặp cú sốc văn hóa nên để chuẩn bị tốt nhất, sau đây là một số “cú sốc” bạn sẽ gặp phải khi du học Nhật Bản:
VÌ SAO LẠI "SỐC"?
>>> Có nhiều lý do cho việc sốc văn hóa, ví dụ:
- Bạn tưởng tượng một thế giới màu hồng, tươi đẹp, ngập tràn ánh nắng nhưng thực tại là xã hội công nghiệp bon chen, vội vã
- Bạn nghĩ nước ngoài là nơi văn minh, lịch sự nhưng thực tế là họ vẫn nói xấu sau lưng như thường
- Bạn nghĩ bạn được tiếp đón nồng nhiệt nhưng lại đối mặt với sự lạnh lùng vô cảm
- Bạn nghĩ đất nước, văn hóa của bạn được tôn trọng nhưng thực tế thì lại không phải như vậy, thậm chí họ còn chẳng biết nước bạn nằm ở đâu, đã hết chiến tranh chưa
- Bạn nghĩ đất nước bạn có văn hóa lâu đời, sự thực là thế giới bên ngoài nghĩ nước bạn vẫn nghèo nàn, lạc hậu, v.v...
- Bạn đến chơi nhà người bạn để nhận được việc họ không rảnh và tới phải HẸN TRƯỚC
- Bạn vay một số tiền nhỏ, không những không được mà còn bị chửi té tát
- (Nếu bạn ở Mỹ) Họ nói rằng bạn là "kẻ kém cỏi" (loser)
Lý do thì nhiều lắm. Thường là do bạn không hiểu biết đầy đủ về đất nước bạn sống và nền văn hóa của nước đó mà gây ra.
Người Nhật lạnh lùng, vô cảm
Đây là cảm nhận của nhiều bạn khi tới Nhật. Người Nhật không bao giờ mời bạn về nhà chơi, không tới chơi nhà bạn, nói chuyện không thân mật và chỉ xã giao. Họ giữ kẽ và rất lịch sự với bạn nhưng thường từ chối mọi lời mời. Điều này không chỉ người Nhật mà người Anh, người Mỹ cũng đều thế. Đừng trách họ lạnh lùng, vô cảm.
Bởi vì: Họ đang sống trong một xã hội công nghiệp vô cùng bận rộn và họ là những cá nhân ĐỘC LẬP. Họ có không gian riêng từ nhỏ và không muốn bạn "thâm nhập" vào đó. Cá nhân Takahashi cũng không tiếp khách tại nhà, trừ bạn bè thân thiết. Đây là quan điểm về một cuộc sống ĐỘC LẬP mà các nước tiên tiến rèn cho trẻ em ngay từ nhỏ.
Chính vì thế, họ thường không dựa dẫm vào gia đình mà sống rất TỰ LẬP. Người Nhật không lạnh lùng vô cảm mà xã hội công nghiệp tạo ra con người như vậy. Nếu bạn về miền quê thì bạn sẽ thấy họ cũng rất thân thiện.
Bạn bị lãng quên, không được tôn trọng
Bạn phải làm quen với xã hội tiên tiến trong đó mỗi cá thể sống độc lập và phải tự lập thôi. Chẳng lẽ bạn định sống dựa dẫm vào ai đó (gia đình) hay sao? Nếu là tôi, tôi sẽ tập trung vào công việc của mình và những mục tiêu của mình. Không có gì là "lãng quên" ở đây, trừ khi chính bạn cũng lãng quên bạn là ai, có mục đích gì.
Tôi thấy xã hội mà KHÔNG AI LÀM PHIỀN AI như Nhật Bản và các nước Âu Mỹ là những xã hội TUYỆT VỜI. Tất nhiên, đó là cuộc sống yên bình, chứ chưa phải là cuộc sống HOÀNH TRÁNG. Muốn hoành tráng thì bạn phải dám đi phiêu lưu, mới có nhiều CHỦ ĐỀ để CHÉM GIÓ.
Người Nhật làm việc quần quật
Nếu đi làm tại Nhật, có thể bạn phải ở lại tới 9-10 giờ tối. Tôi biết có mấy người được tuyển sang một công ty phần mềm lớn tại Nhật, đi máy bay trong đêm tới nơi là lúc sáng sớm, tưởng được nghỉ ngơi ai dè được đưa thẳng tới công ty làm việc tới 10 giờ đêm như thể chẳng có gì lớn lao. Khá "sốc" đấy chứ.
Nước Nhật là như thế, làm việc quần quật ngày đêm. Nhưng không phải công ty nào cũng vậy, hãy chọn công ty nào phù hợp với bạn. Tôi vẫn đi làm đến 5 giờ là đi về rồi, mà chẳng ai yêu cầu ở lại. Nhiều khi tôi còn làm tại nhà để đỡ tốn tiền cơm trưa.
Mối quan hệ cấp trên - cấp dưới căng thẳng, phức tạp
Ở Nhật người đi trước gọi là sempai (TIÊN BỐI), người đi sau gọi là kouhai (HẬU BỐI), ví dụ cùng vào một câu lạc bộ nhưng người vào trước là sempai, người vào sau là kouhai. Ở xã hội Nhật người ta thường quan niệm kouhai phải nghe lời sempai, và mối quan hệ này khá khắc nghiệt.
Nếu bạn vào một công ty, người vào trước có quyền sai bảo bạn. Bạn không được "cãi" nếu không sẽ bị trù dập đó. Mối quan hệ này không cởi mở và bình đẳng như các nước khác, nên các bạn hoặc phải rắn mặt (dằn mặt kẻ nào định chơi bạn) hoặc phải né những kẻ khắc nghiệt ra. Nhiều người chịu không nổi mà phải nghỉ việc là vì thế.
Ức hiếp, trù dập và thù dai
Xã hội Nhật có vấn đề về "ức hiếp" (ijime), tức là nhiều người ức hiếp kẻ yếu nhất. Nhiều người tự tử vì bị ức hiếp, vì họ xấu hổ do tự thấy mình lạc loài khỏi tập thể và thấy mất hết danh dự.
Trong các công ty hay tổ chức, trù dập cũng là vấn đề đau đầu.
Bởi vì người Nhật tránh mất lòng nhau, nên họ ít khi tỏ thái độ công khai hay chỉ trích nhau, nhưng thường kèm đó là "thù dai" và "nói xấu sau lưng".
Thực ra thì vấn đề này ở đâu cũng có thôi, chỉ có điều vì bạn thấy người Nhật lịch sự quá nên nghĩ họ không thế, rồi lại bị "sốc văn hóa".
Người Nhật không coi trọng gia đình và cha mẹ
Thật ra là mọi cá nhân đều phải sống tự lập và theo nguyên tắc KHÔNG LÀM PHIỀN NHAU. Ở Mỹ cũng vậy thôi. Cha mẹ đến nhà con cái thì con cái phải đồng ý mới được đến, và chỉ tiếp trong phòng khách.
Tất nhiên là tùy vào gia đình, nhưng nhìn chung mối quan hệ gia đình ở Nhật thường ít gắn bó hơn so với Việt Nam. Nguyên tắc: Không ai có quyền làm phiền ai.
Rất chặt chẽ về tiền bạc
Không nên nghĩ sẽ vay tiền được của người Nhật. Họ thường chi li tới từng xu và nhất định trả lại bạn dù chỉ 1 xu. Nguyên tắc của họ rất cứng nhắc. Khi đi ăn uống chung, thường ai trả phần người nấy (chứ không có chuyện "mời") hay là chia đều ra trả (gọi là "warikan").
Tự sát và trầm cảm
Trong các nước phát triển thì tỷ lệ tự sát và trầm cảm ở Nhật rất cao, có lẽ vì cường độ làm việc quá cao. Hàn Quốc đang đuổi sát sao Nhật về vấn đề này. Bạn không nên ngạc nhiên vì đây chỉ là một quá trình phát triển của xã hội. Các xã hội Âu Mỹ cũng đã phải trả qua quá trình này khi họ công nghiệp hóa.
Bạn sẽ thắc mắc tại sao người Nhật giàu thế mà lại trầm cảm, tự sát. Theo Takahashi, vấn đề ở đây chính là "làm việc quá sức" mà lại "không phải vì mục tiêu cụ thể cho bản thân".
Tỷ lệ tự sát, trầm cảm ở Việt Nam là bao nhiêu? Sẽ chẳng bao giờ có con số chính xác, tuy nhiên, đói nghèo, bệnh tật cũng lại đang là vấn đề của đất nước này. Mỗi nước có một vấn đề riêng, muốn sống tốt thì chúng ta phải nắm rõ và hiểu được nguyên nhân.
Bạn bị chửi mắng
Có thể bạn đi làm thêm ở đâu đó và bị người chủ tiệm hay người quản lý chửi mắng, đe dọa. Chuyện này thì nước nào cũng có, ở Nhật có khi còn ít hơn. Tuy nhiên, vấn đề là người ta hay lấy xuất thân (đất nước của bạn) ra để sỉ nhục bạn, nên làm bạn ức chế hơn là người Việt Nam chửi mắng bạn.
Cách giải quyết thì dễ: Đừng sợ gì cả. Vì ở Nhật mọi người phải tuân thủ luật pháp, họ chửi thế thôi chứ không ai dám đánh bạn. Ai đánh bạn là bạn có quyền kêu cảnh sát tới liền. Vì thế mà ở Nhật hầu như chẳng ai đánh nhau, họ có thể to tiếng và lao tới như sắp có trận long trời lở đất, nhưng sau đó lại dừng lại và không động tới nhau. Bạn mà đánh trước là phiền to đấy.
Những ngạc nhiên thú vị
Thường bạn chỉ sốc vì các vấn đề tiêu cực. Nhưng ở Nhật không ít ngạc nhiên thú vị, ví dụ:
- Nước máy uống được ngay
- Nước Nhật rất sạch, đẹp, an toàn, tiện nghi
- Người Nhật rất lịch sự, thanh lịch và không bao giờ làm phiền bạn
- Ý thức người dân cao, dân trí cũng rất cao
- Thị trường hàng hóa tuyệt vời, v.v...
Chẳng lẽ bạn lại "sốc" vì những thứ đấy? Ấy thế mà có người "sốc" thật và cảm thấy chán nản về đất nước mình. Nhưng không cần phải như thế, vì cái gì cũng có mặt trái của nó. "Lịch sự, thanh lịch" đồng nghĩa với "Xa cách, lạnh lùng".
Nước Nhật sạch, đẹp, an toàn là do có người ngày đêm làm việc quần quật để được như vậy. Nhiều người hình tượng hóa nước Nhật lên một mức rất cao, để rồi sau đó gặp vấn đề thì lại thất vọng cùng cực.
Sốc văn hóa ngược
Đó là khi bạn trở về cố quốc của mình và thấy mình không thích ứng được. Mọi thứ thật bẩn thỉu, không khí ô nhiễm, luôn kẹt xe, nước lụt dâng khắp nơi, ý thức người dân quá kém, công việc ở đâu cũng trì trệ, v.v...
Kể ra hết thì cũng đứt hơi. Bạn không thích ứng được và cảm thấy chán nản toàn tập. Sẽ không có cửa hàng tiện lợi, mà nếu có cũng không tiện lợi lắm. Không tàu điện mà phải chen chúc lúc kẹt xe, tha hồ hít khói bụi. Đôi giày đẹp của bạn sẽ bị dính nước bẩn. Ai cũng có thể làm phiền bạn mà chẳng buồn xin phép.
Không ở đâu xếp hàng mà phải chen lấn xô đẩy. Bạn thấy mình không thích ứng được và cảm thấy tuyệt vọng. Đây chính là "Sốc văn hóa ngược".
Nhưng rồi bạn vẫn quen, và vẫn sống tốt. Nhiều người cứ hù dọa tôi về các vấn đề như an ninh, trộm cướp, con người,...
nhưng tôi thấy không có vấn đề gì lớn. Vì tôi cũng không hề có ý định ra đường vào lúc kẹt xe hay nước lụt. Mà đi xe trời mưa thì sao? Càng mát và lãng mạn chứ sao. Miễn là không phải ngày nào cũng đi, và không phải là đi làm!
Mọi cú sốc đều có cách giải quyết, và nhiều khi là đơn giản.
Để tránh các cú sốc, chúng ta sẽ phải hiểu chân thực về thế giới. Đừng tin những thứ mà sách giáo khoa, các loại sách vở hay người nào đó nói mà hãy kiểm chứng. Sẽ có ngày bạn hiểu rõ xã hội, văn hóa Việt Nam cũng như Nhật Bản và bạn không cảm thấy "sốc" nữa.
3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHI TIÊU MỘT CÁCH HỢP LÝ VÀ TIẾT KIỆM THỜI GIAN ?
Phí thuê nhà là chi phí sinh hoạt thiết yếu nhưng lại là chi phí đắt đỏ nhất mà sinh viên phải quan tâm tới. Tùy thuộc vào từng khu vực bạn sinh sống mà có mức phí khác nhau, chẳng hạn như ở Tokyo, tiền thuê nhà ở riêng vào khoảng 50.000 yên/tháng cho một căn phòng diện tích nhỏ, còn ở các khu vực lân cận thì mức giá sẽ còn 30.000 – 35.000 yên/tháng.
Như vậy, việc ở ghép chung với người khác được xem là một giải pháp hữu hiệu giúp bạn tiết kiệm chi phí thuê nhà, có khi mức tiết kiệm có thể lên đến một nửa. Với sự phát triển của internet ngày nay, bạn chỉ cần vào các diễn đàn hoặc mạng xã hội của nhóm du học sinh Việt Nam tại Nhật để tìm hiểu và đăng ký ở ghép với họ.
Những chi phí đi kèm như tiền điện, nước, gas và internet thường sẽ không thay đổi nhiều theo số lượng người, nên nếu bạn tìm được người ở cùng thì những chi phí này cũng sẽ giảm theo. Ngoài ra, nhiều bạn chọn giải pháp thuê nhà xa ở các vùng lân cận bởi vì ở đây chi phí nhà ở rẻ hơn, nhưng đổi lại các bạn sẽ phải dậy sớm và đi xa hơn, và tiền đi tàu cũng sẽ đắt hơn.
Bạn nên tùy thuộc vào điều kiện học tập và làm việc của mình để chọn nơi ở sao cho hợp lý nhất.
B. Tiết kiệm chi phí mua đồ dùng
Thời gian đầu khi vừa sang đến Nhật, bắt đầu cuộc sống của một du học sinh thực thụ sẽ là lúc các bạn phải chi trả rất nhiều cho những vật dụng cần thiết hàng ngày như chăn ga gối đệm, bát đũa, xoong nồi,… trong khi đó, vẫn chưa có việc làm thêm nên các bạn phải thật cẩn trọng trong các khoản chi tiêu.
Bởi vậy, việc săn hàng giảm giá hoặc mua đồ cũ là một tuyệt chiêu để tiết kiệm của du học sinh. Các món đồ cũ và đồ giảm giá hiện được bày bán ở khắp các nơi tại Nhật.
Các bạn có thể hỏi thêm thông tin từ các anh chị khóa trên về kinh nghiệm mua đồ của họ, vì họ sẽ rất rành săn đồ giá rẻ mà chất liệu lại tốt. Hoặc các bạn có thể đợi đến khi họp chợ “chồm hổm” để mua sắm. Tại đây có đầy đủ quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ trang sức,… tất cả vẫn còn mới nhưng giá bán thì cực rẻ.
Những khu chợ đồ cũ ở Tokyo thường được các bạn sinh viên lui tới là Meiji và chợ đồ cũ Baza ở Shinjuku.
C. Tiết kiệm chi phí đi lại
Cách thức tiết kiệm chi phí đi lại hiệu quả nhất khi du học tại Nhật là việc tích cực sử dụng các phương tiện công cộng. Trong một tháng, nếu khoảng cách đi lại giữa nơi bạn ở và trường học gần, bạn cũng sẽ mất khoảng 10,000 yên cho việc đi lại. Vậy nên, các bạn nhớ đi đăng ký thẻ tàu hàng tháng, hay còn được gọi là Teikiken.
Thẻ này dành cho những người đi lại thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, và có thể mua trước để sử dụng trong 1, 3 hoặc 6 tháng, mua càng dài hạn giá càng tiết kiệm.
Với chiếc thẻ này, các bạn có thể tự do đi lại trong một quãng đường đã định (từ ga A đến ga B) liên tục trong khoảng thời gian đã đăng ký mà không tốn thêm phí gì. Đặc biệt, nếu các bạn xuất trình thẻ học sinh của mình thì sẽ được hưởng một mức phí đặc biệt, sẽ có thể giảm chi phí đi lại của bạn đến một nửa số tiền dự tính.
Nếu nơi ở của bạn cách trường học hoặc nơi làm việc không xa lắm, bạn có thể trang bị cho mình một chiếc xe đạp để đi lại. Chỉ với khoảng 7000-8000 yên cho một chiếc xe đạp cũ, các bạn đã có thể thoải mái di chuyển mà không cần phải lo đến chi phí đi lại nữa tuy có hơi vất vả.
Cần nói thêm rằng tại Nhật Bản, xe đạp được phép đi lại trên vỉa hè (có quy định lối đi riêng) nên việc sử dụng xe đạp hàng ngày rất an toàn và tiện lợi, bạn nhé.
D. Tiết kiệm chi phí ăn uống- sinh hoạt
Thêm một “chiêu” nữa mà du học sinh hay áp dụng để giảm chi phí đó là mua thực phẩm với số lượng lớn. Thay vì mua đủ dùng cho một bữa và phải trả giá cao, nhiều bạn cùng mua nhiều thực phẩm sau đó chia ra hoặc về để tủ lạnh ăn cả tuần. Ngoài ra, để giảm thêm tiền điện, nước, gas,… các bạn nên thường xuyên đến thư viện.
Đây là địa điểm học tập lý tưởng, vừa có thể tiết kiệm chi phí thắp sáng và sưởi ấm, vừa có thể tận dụng nguồn sách tham khảo và giáo trình tại đây. Các bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí mạng internet bằng cách đến những khu vực công cộng để sử dụng miễn phí.
4. LÀM SAO ĐỂ TIẾP THU ĐƯỢC KIẾN THỨC NHANH NHẤT? LÀM SAO ĐỂ THEO KỊP TIẾN ĐỘ DẠY VÀ HỌC TẠI NHẬT BẢN?
>>>Rất nhiều du học sinh không theo kịp bài vì chưa nắm được phương pháp học tập khi đi du học Nhật Bản cũng như vì rào cản ngôn ngữ. Dưới đây là những cách học giúp du học sinh cải thiện tình trạng này:
A. Chọn môn học phù hợp
Trong thời gian đầu du học, hãy đăng ký những môn học không quá khó để bạn có thể tập quen dần với phương pháp học tập mới khi đi du học mà không gặp khó khăn vì khó tiếp thu kiến thức, không biết làm bài dù bạn hiểu lời giảng của giáo viên. Ví dụ, nếu bạn không giỏi suy nghĩ logic, tính toán thì chỉ nên đăng ký các môn toán khi bạn đã quen với cách học mới.
B. Nhờ sự hỗ trợ từ các giáo sư
Hầu như tại các trường đại học ở Mỹ, sinh viên đều có một “đặc quyền”, đó là trực tiếp đến văn phòng của các giáo sư để nhờ sự trợ giúp về học tập. Các giáo sư rất thân thiện và thấu hiểu cho những khó khăn mà du học sinh thường gặp phải, vì vậy họ sẽ luôn tận tình tìm cách giúp đỡ bạn một cách tốt nhất.
C. Bổ trợ thêm ngoại ngữ
Đi du học sẽ giúp kỹ năng ngoại ngữ của bạn tốt hơn, nhưng điều này không phải tự nhiên có được mà chúng đòi hỏi ở bạn sự cố gắng trau dồi và luyện tập. Muốn thích ứng được với mọi phương pháp học tập khi đi du học một cách tốt nhất, trước hết bạn phải sở hữu khả năng nghe, nói, đọc, viết ngoại ngữ thật trôi chảy.
D. Tham gia các nhóm học tập
Học nhóm là một trong những phương pháp học tập khi đi du học tốt nhất giúp sinh viên có thể nắm kịp đầy đủ lượng kiến thức và giải quyết các bài tập. Bạn có thể dễ dàng hỏi và nhờ sự trợ giúp của bạn bè cùng nhóm. Họ sẽ sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn vì mục tiêu chung của các nhóm học tập thường là hỗ trợ nhau đạt được kết quả tốt nhất.
E. Cố gắng hết mình và kiên nhẫn
Thành công không dễ dàng gặt hái được trong thời gian ngắn. Vì vậy đừng bao giờ nản lòng mà hãy luôn kiên trì và nỗ lực cố gắng. Nếu như sinh viên bản xứ nỗ lực 1, thì bạn cần phải nỗ lực gấp 2,3 lần hoặc nhiều hơn nữa. Thế nhưng một khi đã có cho mình phương pháp học tập khi đi du học đúng đắn và không ngừng quyết tâm thì bạn sẽ vượt qua được những rào cản để dễ dàng tiếp thu kiến thức.
5. KINH NGHIỆM XIN VIỆC LÀM THÊM LƯƠNG CAO TẠI NHẬT BẢN
Nếu bạn quen biết nhiều bạn bè, đặc biệt là những bạn đã sinh sống lâu năm tại Nhật sẽ là một lợi thế đối với bạn, có thể nhờ họ giúp tìm cho bạn một công việc phù hợp.
Ví dụ ban có người quen đang làm việc tại một siêu thị, quán ăn...khi họ giới thiệu bạn vào làm việc dĩ nhiên chủ quán sẽ yên tâm tin tưởng do có sự giới thiệu.
B. Tìm kiếm việc làm quanh khu bạn sống
Tốt nhất bạn nên đến các nhà ga tàu điện lớn, bởi ở đây thường tập chung nhiều siêu thị, cửa hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi. Khi cần tuyển người làm thêm, họ sẽ dán các thông báo arubaito boshuu ở trước cửa. Bạn có thể vào hỏi trức tiếp người chủ quán hoặc gọi điện thoại hỏi.
C. Tìm việc thông qua báo giới thiệu việc làm
Các báo này thường gọi là (free paper, báo miễn phí) chúng được phát tại các cửa hàng, siêu thị. Thông thường báo phát hành vào thứ 2 hoặc thứ 5, bạn nên lấy báo ngay sau khi phát hành và gọi điện ngay, vì cần có tính cạnh tranh về thời gian, bởi những cửa hàng, hàng quán thường là cần người ngay.
D. Thông qua trường bạn học giới thiệu
Hãy liên hệ với hội sinh viên tại trường, đây là cách mà rất nhiều những sinh viên khi mới “chân ướt chân ráo” sang Nhật học tập. Hầu hết những sinh viên được gửi sang Nhật du học sẽ đều được chính nhà trường giúp đỡ tìm công việc làm thêm phù hợp theo trình độ tiếng Nhật và tính cách cũng như sự yêu thích công việc của mỗi học sinh.
Làm thêm khi đi du học không những giúp sinh viên chi trả được phần nào học phí và chi phí sinh hoạt mà còn có thể giúp các bạn gần gũi hơn với sinh viên quốc tế và đảm bảo an toàn cho các bạn trên đất nước họ.
Cũng giống như du học sang các quốc gia khác, du học sinh tại Nhật sẽ phải hết sức cố gắng, muốn kiếm được tiền trang trải chi phí học tập, ăn ở của mình và gửi tiền về giúp đỡ gia đình thì phải nỗ lực học tiếng Nhật, luôn luôn trau dồi tiếng Nhật để có thể kiếm được công việc ổn định, lương cao.
6. QUY TRÌNH DU HỌC NHẬT BẢN
- Học tiếng Nhật
Khi làm hồ sơ du học Nhật Bản, giấy tờ cần thiết đầu tiên bạn cần phải có là 1 giấy chứng nhận học tiếng Nhật và 1 chứng chỉ tiếng Nhật (Bạn phải vượt qua kỳ thi tiếng Nhật mới được cấp chứng chỉ). Cấp độ năng lực trong tiếng Nhật hiện nay được chia làm 5 cấp chuẩn gọi là N1, N2, N3, N4, N5. Trong đó thì N5 là cấp độ thấp nhất, cấp độ dành cho người mới bắt đầu học.
Thông thường nếu bạn học chương trình cấp tốc (Tuần học 5 buổi, mỗi buổi học 3 tiếng) thì trong khoảng 3 tháng (Học qua 25 bài giáo trình Minna No Nihongo) thì bạn hoàn toàn có thể đi đỗ được cấp độ N5, học tầm 6 tháng (hết 50 bài giáo trình Minna No Nihongo) thì bạn sẽ thi đỗ được N4. Tuy nhiên khi làm hồ sơ du học Nhật Bản thì bạn chỉ cần đạt cấp độ N5.
- Xác định thời điểm du học
Nhật Bản có 4 kỳ tuyển sinh vào: Tháng 1, Tháng 4, Tháng 7 và Tháng 10. Trong đó:
- Kỳ tuyển sinh chính: Tháng 4 và Tháng 10
- Kỳ tuyển sinh phụ: Tháng 1 và Tháng 7
- Chọn trường Nhật ngữ
Hãy từ bỏ ngay ý định không chịu tìm hiểu thông tin về trường Nhật ngữ trước khi đưa ra lựa chọn, “Học ở đâu cũng được, cứ vào đã” – là một quan điểm sai lầm. Có nhiều trường hợp vào rồi mới nhận thấy trường này không tốt, không phù hợp với bản thân, những ngành mình thích không được học. Việc lựa chọn nhầm trường không chỉ gây lãng phí về tiền của, thời gian, công sức mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Khi chọn trường cần chú ý những vấn đề sau:
+ Lĩnh vực muốn học: Bạn muốn học lĩnh vực gì? Định hướng phát triển công việc sau này của lĩnh vực đó như thế nào?
+ Năng lực bản thân: Hãy chọn trường phù hợp với năng lực của bản thân bạn. Tùy theo kết quả của kỳ thi tuyển, cũng có thể bạn không vào được trường như mong muốn, vì vậy bạn nên thi vào nhiều trường khác nhau.
- Lựa chọn hình thức apply hồ sơ:
Các bạn có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
+ Nhờ trung tâm tư vấn du học
+ Tự mình apply
+ Nhờ người thân, bạn bè (nếu có)
Hầu hết các trường Nhật ngữ đều có nhân viên hỗ trợ giải đáp và hướng dẫn hồ sơ cho học sinh.
Việc lựa chọn hình thức apply nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và kỳ vọng của học sinh với bộ hồ sơ của mình. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn tự apply hoặc nhờ người thân có kinh nghiệm.
Nếu không có nhiều thời gian và muốn đảm bảo tỉ lệ đậu COE, các bạn nên chọn các trung tâm tư vấn du học uy tín.
- Chuẩn bị hồ sơ và apply xin thư mời học, giấy tư cách lưu trú tại Nhật (COE)
Trong quy trình du học Nhật Bản, bước chuẩn bị hồ sơ là bước rất quan trọng. Bước này chính là bước quyết định đến việc bạn có được đi du học Nhật Bản hay không. Hồ sơ du học Nhật Bản bạn cần chuẩn bị bao gồm:
1. Các giấy tờ liên quan đến cá nhân
2. Giấy khai sinh
3.Bằng tốt nghiệp, bảng điểm THPT, Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học (nếu có). (bản gốc)
4. Học bạ cấp 3 hoặc bảng điểm nếu đã tốt nghiệp Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học bản gốc.
5. Chứng minh thư nhân dân (02 bản công chứng).
6. Sổ hộ khẩu (bản công chứng).
7. 15 ảnh 3×4
8. Hộ chiếu (nếu có).
9. Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT hoặc NAT-TEST) (nếu có).
10. Các giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh tài chính.
11. Đơn cam kết bảo trợ tài chính.
12. Giấy Chứng minh nhân dân của người bảo trợ tài chính, 2 bản công chứng.
Toàn bộ các tài liệu nộp cho trường và Cục quản lý xuất nhập cảnh cần được dịch thuật sang tiếng Nhật (những giấy tờ đã có song ngữ Việt Anh thì không cần dịch).
- Trả lời điện thoại của cục xuất nhập cảnh tại Nhật Bản
Một bước cũng khá quan trọng trong quy trình du học Nhật Bản là trả lời điện thoại của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Khi xét duyệt hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE), Cục xuất nhập cảnh tại Nhật Bản có thể gọi điện về cho công ty của người bảo lãnh, người bảo lãnh hoặc du học sinh để xác nhận thông tin.
Vậy nên các bạn cần lưu ý cần trả lời chính xác các thông tin mà bạn đã đăng ký khi làm hồ sơ. Nếu trả lời sai thì Cục xuất nhập cảnh sẽ đánh trượt hồ sơ của bạn, hậu quả là bạn sẽ không được tiếp tục du học Nhật Bản nữa và sẽ rất ảnh hưởng đến việc sang Nhật của bạn sau này. Các bạn cần lưu ý điều này nhé.
- Nhận giấy phép nhập học (COA), tư cách lưu trú (COE) và nộp học phí
Thông thường sau khoảng 2 tháng (kể từ ngày nộp hồ sơ lên Cục quản lý xuất nhập cảnh), bạn sẽ nhận được kết quả COE. Nếu đỗ COE, các trường sẽ gửi kết quả cùng với Thông báo nộp học phí.
Chi tiết về thủ tục nộp học phí như sau: Theo quy trình du học Nhật Bản, sau khi bạn nhận được giấy nhập học và giấy báo học phí (INVOICE), bạn sẽ photo những giấy tờ đó, đồng thời mang theo hộ chiếu tới Ngân Hàng để chuyển khoản số tiền học phí cho trường Nhật ngữ. Số tiền đóng cho trường sẽ tính bằng tiền Yên Nhật, nên bạn có thể dùng tiền yên chuyển cho trường hoặc mang tiền Việt, tiền Đô la tới Ngân Hàng và nộp theo tỷ giá Yên thời điểm bạn chuyển tiền.
- Xin Visa du học Nhật Bản
A. Nộp hồ sơ xin visa du học
Cụ thể như sau:
Hồ sơ xin visa du học bao gồm:
- Hộ chiếu
- Đơn xin visa (Đơn xin visa phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu)
- Ảnh 4.5cm×4.5cm được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất
- Giấy tư cách lưu trú (COE)
B. Phỏng vấn với Đại sứ quán
Sau khi nộp hồ sơ xin visa du học, ĐSQ có thể sẽ yêu cầu ứng viên đến văn phòng ĐSQ để phỏng vấn. Mục đích phỏng vấn là để chắc chắn hơn nữa về mục tiêu và năng lực học tập của ứng viên. Toàn bộ các câu hỏi đều được đưa ra bằng tiếng Nhật. Hầu hết các ứng viên trượt visa du học Nhật đều do tiếng Nhật kém.
Do vậy, việc học tiếng Nhật đều đặn và nghiêm túc tại Việt Nam là hết sức quan trọng.
- Đặt vé máy bay đến Nhật và hoàn thành thủ tục nhập học
Bước cuối cùng trong quy trình du học Nhật Bản là đặt vé máy bay đến Nhật và hoàn thành thủ tục nhập học. Nhà trường sẽ chỉ định ngày nhập quốc cho học sinh. Học sinh có trách nhiệm đặt vé máy bay để đảm bảo tới Nhật đúng lịch trưởng đưa ra. Tuy nhiên, thời gian gần đây việc phỏng vấn với ĐSQ ngày càng khó khăn hơn nên lịch nhập quốc có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi có kết quả visa muộn.
7. VIÊM GAN B CÓ ĐI DU HỌC NHẬT BẢN ĐƯỢC KHÔNG?
Hiện nay, bệnh viêm gan B là một trong những bệnh bị cấm nhập cảnh theo diện xuất khẩu lao động tại nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada… nhưng đối với diện du học thì không có lệnh cấm với căn bệnh này.
Viêm gan B mặc dù là một bệnh lây lan nhưng, nó chỉ lây lan khi bạn dùng chung đồ dùng sinh hoạt qua đường ăn uống như: Cốc uống nước, bát ăn cơm…Mức độ lây lan cũng không quá cao và quá nhanh. Hơn nữa, những bạn du học sinh bị viêm gan B có thể ở riêng và điều trị theo đúng hướng dẫn thì bệnh hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm.
Do đó, các bạn trẻ không may mắc phải viêm gan B vẫn hoàn toàn có thể thực hiện ước mơ du học. Tuy nhiên, phần lớn các bạn trẻ Việt Nam du học Nhật Bản theo chương trình tự túc nên yếu tố sức khỏe là vô cùng quan trọng. Sức khỏe tốt thì bạn mới có thể đảm bảo được việc học tập và làm thêm khi sống tại Nhật.
Các trường Nhật ngữ không yêu cầu du học sinh khám sức khỏe trước khi đi du học hoặc cũng có một số ít trường khi du học sinh sang đến Nhật rồi mới yêu cầu khám sức khỏe.
Tuy rằng đi du học Nhật Bản không bắt buộc phải khám sức khỏe nhưng để đảm bảo cho quá trình học tập, người bệnh cần chữa trị dứt điểm viêm gan B trước khi thực hiện kế hoạch du học.
Bởi khi sang đến Nhật, nếu bạn đang mắc bệnh và phải điều trị thì chi phí điều trị tại Nhật rất tốn kém và hơn hết việc điều trị giúp ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh và điều trị khỏi bệnh.
8. DU HỌC NHẬT TỰ XIN HAY XIN QUA TRUNG TÂM?
Để rời Việt Nam sang nước ngoài học tập và sinh hoạt thì cần phải định rõ mục tiêu của bản thân và có tính độc lập cao. Bao giờ thì đi du học, lựa chọn trường nào, tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu gì, sau khi học xong thì làm gì là những điều bạn cần phải cân nhắc dựa theo tình hình thực tế và năng lực của bản thân, chọn ra phương thức du học nào phù hợp nhất là điều hết sức quan trọng.
chính vì thế để tập hợp những thông tin liên quan đến du học, bạn cần phải hiểu rõ mình muốn gì, có cách nhìn rộng để chọn phương thức du học nào hợp với mình nhất. Đôi khi có nhiều vấn đề thắc mắc về du học mà bạn không biết hỏi ai, chính vì vậy mà việc đi du học qua các trung tâm là điều vô cùng cần thiết, bởi các trung tâm này có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực du học, sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giải đáp thắc mắc về thủ tục, hồ sơ, cho đến việc chọn trường cách ăn ở, chi tiêu và các công việc làm thêm khi du học tại Nhật.
- Hơn nữa, sau khi du học và để bắt đầu cuộc sống tại Nhật Bản, bạn còn phải làm nhiều thủ tục phức tạp khác như tìm chỗ ở, đăng ký cư trú, chi trả bảo hiểm vv…Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như làm thủ tục du học, học sinh đôi khi sẽ bỏ qua nhiều giấy tờ hay thủ tục cần thiết, dẫn đến những điều đáng tiếc xảy ra.
Với lý do này, Đại sứ quán Nhật Bản khuyến khích những người có nguyện vọng muốn đi du học Nhật Bản hãy nhờ một trung tâm tư vấn làm hồ sơ du học giúp bạn.
IV. VIỆC LỰA CHỌN ĐỊA CHỈ ĐĂNG KÝ DU HỌC QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?
1. NHIỀU TRUNG TÂM LỪA ĐẢO VÀ KHÔNG UY TÍN
Du học Nhật Bản là giấc mơ của rất rất nhiều học viên, cũng chính vì nhu cầu cao nên nhiều công ty/ trung tâm tư vấn du học lừa đảo trá hình lợi dụng lòng tin của gia đình và học viên để ẵm số tiền cọc khủng lồ.
Vậy thì,
Nắm thật vững những chiêu trò lừa đảo để đừng bao giờ bị mắc bẫy nha
- Cam kết đỗ 100%
- Giới thiệu học viên vào những trường thiếu chuyên nghiệp
- Phải đóng rất nhiều khoản chi phí trước khi sang du học Nhật Bản: Bởi mong có chuyến vé sớm sang Nhật chính vì thế mà nhiều bạn du học sinh cõng trên vai khoản nợ lớn đội giá hơn rất nhiều so với khoản chi phí sang Nhật Bản du học.
- Có thể làm hồ sơ nhanh chóng: Dựa vào mối quan hệ của trung tâm với Đại sứ quán và với các thầy cô bên Nhật.
2. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC NHẬT BẢN UY TÍN?
Nếu như bạn chọn xin đi du học Nhật Bản thông qua trung tâm tư vấn du học thì việc lựa chọn là điều vô cùng quan trọng.
Những tiêu chí đánh giá một công ty/ trung tâm tư vấn du học có uy tín hay không?
Thông tin về công ty tư vấn du học
- Địa chỉ văn phòng làm việc cụ thể, rõ ràng
- Số năm hoạt động lâu
- Có giấy phép hoạt động rõ ràng
- Sẵn sàng cung cấp cho bạn những dữ liệu về học sinh, sinh viên họ đã tư vấn thành công
- Liên kết chặt chẽ với các trường đối tác, bạn được giới thiệu kỹ lưỡng và cụ thể về ngôi trường bạn mong muốn cũng như được định hướng du học
Chi phí xin du học Nhật Bản
Đối với các công ty/ trung tâm tư vấn du học uy tín: Tất cả các khoản phí đều được liệt kê một cách cẩn thận, kỹ lưỡng, minh bạch trong hợp đồng.
Những dịch vụ mà chỉ có các công ty/ trung tâm tư vấn du học uy tín mới có thể cung cấp được
- Tư vấn kỹ lưỡng thông tin các trường, yêu cầu của các trường để sinh viên, học sinh muốn đi du học có cái nhìn tổng thể nhất về ngôi trường sắp tới sẽ theo học
- Cung cấp đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ học sinh, sinh viên: Làm bản kế hoạch học tập, hướng dẫn vay vốn hỗ trợ tài chính
- Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin nhập học, hồ sơ xin visa, phỏng vấn visa
- Đăng ký tìm nơi ở, hỗ trợ mua vé máy bay, bảo hiểm, giám hộ, sắp xếp đưa đón học viên ra sân bay
- Đồng hành cùng học viên trong suốt quá trình từ khi làm hồ sơ, quá trình học tập và khi về nước
3. Công ty cổ phần tập đoàn GIA LONG
Công ty cổ phần tập đoàn Gia Long làm việc trong lĩnh vực XKLĐ và du học với hơn 10 năm kinh nghiệm tọa lạc tại 306 BT1B, KĐT Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, tận tâm, chi phí xuất cảnh hợp lý luôn đem đến sự hài lòng, niềm tin từ phía đối tác và khách hàng. Công ty luôn giải quyết tốt và kịp thời những vấn đề phát sinh của lao động và học viên đang làm việc và học tập tại nước ngoài, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động và đồng hành cùng người lao động trong suốt quá trình.
GIA LONG LUÔN CAM KẾT VỚI KHÁCH HÀNG:
- Đối với học viên có đủ tiêu chuẩn và yêu cầu, công ty luôn chọn trường tốt, phù hợp với khả năng và điều kiện của học viên
- Xử lý hồ sơ nhanh chóng, hỗ trợ quá trình thi tuyển và xuất cảnh với thời gian nhanh nhất
- Các trường được chọn lọc, khảo sát kỹ lưỡng trước khi đưa tới học viên
- Dịch vụ trọn vẹn: Cam kết hoàn thiện hồ sơ từ A – Z cho học viên
- Thực hiện đúng cam kết 100% khi ký hợp đồng
- Chi phí môi giới vô cùng hợp lý.
- Đồng hành cùng học viên đến cuối con đường: Chúng tôi cam kết đồng hành cùng học viên trên toàn bộ con đường từ khi làm hồ sơ, thời gian tham gia lao động ở nước người và khi kết thúc trở về nước.
Đăng ký tư vấn đơn hàng lương cao
Quý khách hàng vui lòng đăng ký theo thông tin điền vào form dưới đây để Du học Việt tư vấn thêm cho bạn ngay!
Gửi bình luận
